• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

6 điều kiện cần đáp ứng khi thành lập bệnh viện

(Luật Tiền Phong) – Các điều kiện thành lập bệnh viện tư nhân là vấn đề được nhiều người quan tâm trong thời gian qua, bởi có con người, có trang thiết bị, có địa điểm… nhưng như thế nào là đủ điều kiện thì lại phải dựa vào các quy định pháp luật và không phải ai cũng nắm được. Luật Tiền Phong đi sâu vào phân tích chi tiết 6 điều kiện cần đáp ứng khi thành lập bệnh viện để các bạn quan tâm có thể dễ hình dung khi thực hiện xin giấy phép mở bệnh viên tư nhân.

6 điều kiện cần đáp ứng khi thành lập bệnh viện

6 điều kiện cần đáp ứng khi thành lập bệnh viện

1. Về quy mô bệnh viện

Quy mô của bệnh viện được xác định theo tiêu chí số lượng giường và các trang thiết bị, cụ thể Điều 41 về Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện tại Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định:

–  Đối với bệnh viện đa khoa: phải có ít nhất 30 giường bệnh trở lên;

–  Đối với bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện y học cổ truyền: phải có ít nhất 20 giường bệnh;

–  Đối với bệnh viện chuyên khoa mắt, tâm thần phải có ít nhất là 10 giường bệnh.

2. Về cơ sở vật chất

Bệnh viện phải được thiết kế, xây dựng theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam số 365:2007. Riêng đối với các khoa cấp cứu, khoa điều trị tích cực và chống độc, khoa phẫu thuật, khoa chẩn đoán hình ảnh, khoa xét nghiệm thì việc thiết kế, xây dựng phải thực hiện đúng tiêu chuẩn 4470:2012; 9212:2012 quy định tại Quyết định 3621/QĐ-BKHCN năm 2012 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

Trường hợp bệnh viện được xây dựng trên địa bàn quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương mà không bảo đảm diện tích đất xây dựng theo quy định của Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam số 365:2007 thì có thể được thiết kế, xây dựng theo hình thức nhà hợp khối, cao tầng nhưng phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Bố trí các khoa, phòng, hành lang bảo đảm hoạt động chuyên môn theo mô hình tập trung, liên hoàn, khép kín trong phạm vi khuôn viên của bệnh viện; bảo đảm điều kiện vô trùng và các điều kiện vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật;

– Bảo đảm diện tích sàn xây dựng ít nhất là 50 m2/giường bệnh trở lên; chiều rộng mặt trước (mặt tiền) bệnh viện phải đạt ít nhất 10 m. 

–  Có máy phát điện dự phòng;

–  Bảo đảm các điều kiện về xử lý chất thải y tế theo quy định của pháp luật về môi trường.

Ngoài ra, bệnh viện còn phải bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, quản lý chất thải y tế, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật; Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.

3. Về trang thiết bị y tế

Trang thiết bị y tế của bệnh viện phải đảm bảo:

–  Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà bệnh viện đăng ký;

–  Có đủ phương tiện vận chuyển cấp cứu trong và ngoài bệnh viện. Trường hợp không có phương tiện cấp cứu ngoài bệnh viện, phải có hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động và có phạm vi hoạt động chuyên môn về cung cấp dịch vụ cấp cứu hỗ trợ vận chuyển người bệnh.

4. Về cơ cấu tổ chức

a) Các khoa:

–  Bệnh viện đa khoa phải có ít nhất 02 trong 04 khoa nội, ngoại, sản, nhi; đối với bệnh viện chuyên khoa phải có một khoa lâm sàng phù hợp;

–  Khoa khám bệnh (gồm có nơi tiếp đón người bệnh, buồng cấp cứu – lưu bệnh, buồng khám, buồng tiểu phẫu);

–  Khoa cận lâm sàng: Có ít nhất hai bộ phận xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh. Riêng đối với bệnh viện chuyên khoa mắt nếu không có bộ phận chẩn đoán hình ảnh thì phải có hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có bộ phận chẩn đoán hình ảnh đã được cấp giấy phép hoạt động;

–   Khoa dược;

–   Các khoa, phòng chuyên môn khác trong bệnh viện phải phù hợp với quy mô, chức năng nhiệm vụ.

b) Các phòng chức năng gồm:

  • Phòng Kế hoạch tổng hợp
  • Phòng Y tá (điều dưỡng)
  • Phòng Chỉ đạo tuyến
  • Phòng Vật tư – thiết bị y tế
  • Phòng Hành chính quản trị
  • Phòng Tổ chức cán bộ
  • Phòng Tài chính kế toán

5.  Về nhân sự

–  Số lượng nhân viên hành nghề làm việc toàn thời gian (cơ hữu) trong từng khoa phải đạt tỷ lệ ít nhất là 70% trên tổng số nhân viên hành nghề trong khoa;

–  Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện phải đáp ứng các điều kiện sau:

+  Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với ít nhất một trong các chuyên khoa mà bệnh viện đăng ký hoạt động;

+  Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng. Việc phân công, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện phải được thể hiện bằng văn bản;

+  Là người làm việc toàn thời gian tại bệnh viện.

–  Trưởng khoa lâm sàng phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa đó;

+ Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh tại chuyên khoa đó ít nhất là 36 tháng. Việc phân công, bổ nhiệm trưởng khoa phải được thể hiện bằng văn bản;

+  Là người làm việc toàn thời gian tại bệnh viện;

–  Trưởng khoa khác phải đáp ứng các điều kiện sau:

Phải là người tốt nghiệp đại học và có thời gian làm việc tại chuyên khoa đó ít nhất là 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp đại học đến ngày được phân công, bổ nhiệm làm trưởng khoa. Việc phân công, bổ nhiệm trưởng khoa phải được thể hiện bằng văn bản; đồng thời phải là người làm việc toàn thời gian tại bệnh viện;

–  Trưởng khoa dược là người làm việc toàn thời gian tại bệnh viện và phải tối thiểu phải là dược sĩ đại học. Đối với bệnh viện hạng 3 và không phân hạng chưa có dược sĩ đại học thì Giám đốc bệnh viện ủy quyền bằng văn bản cho dược sĩ trung học phụ trách khoa.

–   Phẫu thuật viên phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ Là bác sỹ chuyên khoa ngoại hoặc bác sỹ đa khoa có chứng nhận đào tạo chuyên khoa ngoại của bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh trở lên hoặc trường đại học chuyên ngành y khoa hoặc tại Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến thuộc các bệnh viện hạng đặc biệt, hạng 1 trực thuộc Bộ Y tế. Trường hợp được đào tạo ở nước ngoài, phẫu thuật viên phải có chứng nhận chuyên khoa;

+ Có văn bản cho phép thực hiện phẫu thuật, can thiệp ngoại khoa của người đứng đầu bệnh viện theo đề nghị của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện;

Ngoài ra, các đối tượng khác làm việc trong bệnh viện nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Việc phân công phải được thể hiện bằng văn bản và phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.

6. Phạm vi hoạt động chuyên môn

Bệnh viện đăng ký thực hiện các kỹ thuật chuyên môn theo danh mục sau khi được Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê duyệt. Các kỹ thuật đăng ký thực hiện phải phù hợp và đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật. 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

>>> Hướng dẫn thành lập bệnh viện tư nhân

>>> Hồ sơ thành lập bệnh viện cần lưu ý gì

>>> Hướng dẫn lập đề án thành lập bệnh viện

>>> Diện tích tối thiểu của bệnh viện là bao nhiêu

Mọi băn khoăn, thắc mắc về điều kiện để thành lập bệnh viện tư nhân, các bạn có thể liên hệ đến tổng đài 091 616 2618/ 0976 714 386 của chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ. Luật Tiền Phong luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trong các vấn đề pháp lý.

Luật sư Tiền Phong

Luật sư Tiền Phong

==================

BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT TIỀN PHONG

Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Toà nhà Bình Vượng, số 200, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội.

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386