• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

Phân biệt giữa người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp

(Luật Tiền Phong) – Cùng thực hiện các quyền và nghĩa vụ không phải nhân danh chính bản thân mình nhưng ngày đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền có sự khác nhau. Bài viết sau đây chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn quan điểm riêng về chế định người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp.

Phân biệt giữa người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp

Phân biệt giữa người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Thường khi trao nhiệm vụ đại diện theo pháp luật, doanh nghiệp trao một chức danh nhất định cho cá nhân đại diện. Nhiều công ty chọn người đại diện theo pháp luật là giám đốc. Một số công ty lại chọn người đại diện theo pháp luật cho mình là chủ tịch hội đồng quản trị hoặc hội đồng thành viên và Hội đồng quản trị kiêm giám đốc công ty. Căn cứ vào quyết định của doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật chính thức được xác lập.

Có nhiều quan điểm cho rằng khi chưa thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì chưa xác lập quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. Điều lệ là chính xác bởi thông tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là thông tin bắt buộc phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Người đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp

Doanh nghiệp thông qua người đại diện theo pháp luật của mình có thể ủy quyền cho một cá nhân khác để thực hiện một số quyền và nghĩa vụ nhất định.

Trong trường hợp này được hiểu rằng người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có quyền ủy quyền cho người khác được thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trước pháp luật, trước các chủ sở hữu và trước các đối tác là cá nhân hoặc tổ chức khác.

Ủy quyền trong mọi trường hợp phải bằng văn bản nêu rõ thời gian ủy quyền, nội dung và phạm vi ủy quyền. Lưu ý rằng người đại diện theo ủy quyền thực hiện công việc nhưng trách nhiệm cuối cùng vẫn là người ủy quyền.

Người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu,  thành viên hoặc cổ đông công ty

Chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông công ty có quyền ủy quyền cho tổ chức hoặc cá nhân thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của luật doanh nghiệp và điều lệ của công ty.

Số lượng người đại diện quản lý phần vốn góp của tổ chức là thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc trong công ty cổ phần được căn cứ theo điều lệ. Nếu điều lệ không có quy định kỳ tổ chức được ủy quyền tối đa 3 người đại diện khi sở hữu ít nhất 35% vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Trong công ty cổ phần thì tổ chức độc quyền ủy quyền cho ba người đại diện nếu sở hữu ít nhất 10% tổng số cổ phần phổ thông.

Việc chỉ định người đại diện theo ủy quyền phải bằng văn bản và phải được thông báo cho công ty với các nội dung đầy đủ về  bên ủy quyền, Bên được ủy quyền phạm vi ủy quyền các công việc cụ thể được thực hiện trong thời gian ủy quyền.

Quy định hạn chế trong các công ty có phần vốn nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ

Thành viên, cổ đông là công ty có phần vốn góp hay cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ không được cử vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của người quản lý và của người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty làm người đại diện theo ủy quyền tại công ty khác.

Quy định về trách nhiệm của người được ủy quyền

  • Người đại diện theo ủy quyền nhân danh chủ sở hữu, thành viên, cổ đông thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông tại Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông theo quy định của Luật này. Mọi hạn chế của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông đối với người đại diện theo ủy quyền trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông tương ứng tại Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông đều không có hiệu lực đối với bên thứ ba.
  • Người đại diện theo ủy quyền có trách nhiệm tham dự đầy đủ cuộc họp của Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông; thực hiện các quyền và nghĩa vụ được ủy quyền một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất, bảo vệ lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông ủy quyền.
  • Người đại diện theo ủy quyền chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu, thành viên, cổ đông ủy quyền do vi phạm các nghĩa vụ quy định tại Điều này. Chủ sở hữu, thành viên, cổ đông ủy quyền chịu trách nhiệm trước bên thứ ba đối với trách nhiệm phát sinh liên quan đến quyền và nghĩa vụ được thực hiện thông qua người đại diện theo ủy quyền.

>>> Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là ai?

>>> Doanh nghiệp của các quyền và nghĩa vụ gì theo quy định của pháp luật Việt Nam?

======================================

BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT – LUẬT TIỀN PHONG

Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Tầng 25B1, toà nhà Bình Vượng, số 200, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386