• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

Các hành vi bị cấm trong hoạt động cho thuê lại lao động

Luật Tiền Phong – Cho thuê lại lao động là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Pháp luật đã quy định về vấn đề này tại văn bản riêng. Vậy các hành vi nào bị cấm đối với hoạt động này?
Để đảm bảo quyền lợi cũng như sự công bằng cho các bên trong hoạt động cho thuê lại lao động, pháp luật quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động này đối với cả bên cho thuê và bên thuê, cụ thể như sau:

 1. Đối với doanh nghiệp cho thuê
Là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động nhưng không trực tiếp sử dụng mà cung ứng người lao động của mình sang làm việc tạm thời cho người sử dụng lao động khác. Các hành vi mà doanh nghiệp không được làm đó là:
– Trả tiền lương và chế độ khác cho người lao động thuê lại thấp hơn so với nội dung đã thỏa thuận với bên thuê lại lao động;
– Cho doanh nghiệp khác mượn hoặc mượn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động để hoạt động cho thuê lại lao động;
– Thu phí đối với người lao động thuê lại hoặc thực hiện việc cho thuê lại mà không có sự đồng ý của người lao động;

Các hành vi bị cấm trong hoạt động cho thuê lại lao động

Các hành vi bị cấm trong hoạt động cho thuê lại lao động

– Cho thuê lại lao động nhưng công việc thuê lại không thuộc Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này hoặc thực hiện việc cho thuê lại lao động vượt quá thời hạn cho thuê lại lao động theo quy định tại Điều 26 Nghị định này;
– Thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động giữa doanh nghiệp cho thuê với doanh nghiệp khác trong Công ty mẹ – Công ty con, tập đoàn kinh tế mà doanh nghiệp cho thuê này là doanh nghiệp thành viên.
2.    Đối với bên thuê lại lao động
Là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng lao động trong một thời gian xác định và thuê lại lao động của doanh nghiệp cho thuê để bù vào chỗ làm việc thiếu hụt người lao động. Doanh nghiệp không được:
– Thu phí đối với người lao động thuê lại;
– Cho người sử dụng lao động khác thuê lại người lao động đã thuê;
– Sử dụng người lao động thuê lại làm công việc không thuộc Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này hoặc sử dụng người lao động thuê lại vượt quá thời hạn cho thuê lại lao động theo quy định (thời hạn cho thuê lại lao động tối đa không quá 12 tháng).

Với tinh thần tận tâm – chuyên nghiệp, Luật Tiền Phong tư vấn pháp luật và cung cấp các dịch vụ pháp lý hỗ trợ khách hàng. Chúng tôi cam kết mang đến dịch vụ làm hài lòng khách hàng. Để được tư vấn cũng như hỗ trợ, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900 6289.

Trân trọng!

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386