• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

Các thông tin cần phải cung cấp trên website thương mại điện tử bán hàng

(Luật Tiền Phong) – Để website thương mại điện tử của quý khách hàng hoạt động đúng theo quy định của pháp luật, khi xây dựng website quý khách hàng cần phải chú ý đảm bảo đầy đủ các thông tin cần phải cung cấp trên website thương mại điện tử bán hàng. Luật Tiền Phong xin được chia sẻ với quý khách hàng về quy định này qua bài viết dưới đây.

Các thông tin cần phải cung cấp trên website thương mại điện tử bán hàng

Các thông tin cần phải cung cấp trên website thương mại điện tử bán hàng

Khi xây dựng website thương mại điện tử bán hàng quý khách hàng cần phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin dưới đây:

1. Thông tin về người sở hữu website

Thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử bán hàng (sau đây gọi chung là người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng) phải công bố những thông tin tối thiểu sau trên trang chủ của website:

– Tên và địa chỉ trụ sở của thương nhân, tổ chức hoặc tên và địa chỉ thường trú của cá nhân.

– Số, ngày cấp và nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân, hoặc số, ngày cấp và đơn vị cấp quyết định thành lập của tổ chức, hoặc mã số thuế cá nhân của cá nhân.

– Số điện thoại hoặc một phương thức liên hệ trực tuyến khác.

2. Thông tin về hàng hóa, dịch vụ

Đối với hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu trên website thương mại điện tử bán hàng, thương nhân, tổ chức, cá nhân phải cung cấp những thông tin để khách hàng có thể xác định chính xác các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ nhằm tránh sự hiểu nhầm khi quyết định việc đề nghị giao kết hợp đồng.

3. Thông tin về giá cả

– Đây là thông tin không bắt buộc phải cung cấp. Tuy nhiên, thông tin về giá hàng hóa hoặc dịch vụ, nếu có, phải thể hiện rõ giá đó đã bao gồm hay chưa bao gồm những chi phí liên quan đến việc mua hàng hóa hoặc dịch vụ như thuế, phí đóng gói, phí vận chuyển và các chi phí phát sinh khác.

– Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, nếu thông tin giá hàng hóa hoặc dịch vụ niêm yết trên website không thể hiện rõ giá đó đã bao gồm hay chưa bao gồm những chi phí liên quan đến việc mua hàng hóa hoặc dịch vụ như thuế, phí đóng gói, phí vận chuyển và các chi phí phát sinh khác thì giá này được hiểu là đã bao gồm mọi chi phí liên quan nói trên.

4. Thông tin về điều kiện giao dịch chung

– Người sở hữu website phải công bố những điều kiện giao dịch chung đối với hàng hóa hoặc dịch vụ giới thiệu trên website, bao gồm:

+ Các điều kiện hoặc hạn chế trong việc cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ, như giới hạn về thời gian hay phạm vi địa lý, nếu có;

+ Chính sách hoàn trả, bao gồm thời hạn hoàn trả, phương thức trả hoặc đổi hàng đã mua, cách thức lấy lại tiền, chi phí cho việc hoàn trả này;

+ Chính sách bảo hành sản phẩm, nếu có;

+ Các tiêu chuẩn dịch vụ, quy trình cung cấp dịch vụ, biểu phí và các điều khoản khác liên quan đến việc cung cấp dịch vụ, bao gồm cả những điều kiện và hạn chế nếu có;

+ Nghĩa vụ của người bán và nghĩa vụ của khách hàng trong mỗi giao dịch.

–  Các điều kiện giao dịch chung phải có màu chữ tương phản với màu nền của phần website đăng các điều kiện giao dịch chung đó và ngôn ngữ thể hiện điều kiện giao dịch chung phải bao gồm tiếng Việt.

– Trong trường hợp website có chức năng đặt hàng trực tuyến, người bán phải có cơ chế để khách hàng đọc và bày tỏ sự đồng ý riêng với các điều kiện giao dịch chung trước khi gửi đề nghị giao kết hợp đồng.

5. Thông tin về vận chuyển và giao nhận

– Thương nhân, tổ chức, cá nhân phải công bố những thông tin sau về điều kiện vận chuyển và giao nhận áp dụng cho hàng hóa hoặc dịch vụ giới thiệu trên website:

+ Các phương thức giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ;

+ Thời hạn ước tính cho việc giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ, có tính đến yếu tố khoảng cách địa lý và phương thức giao hàng;

+ Các giới hạn về mặt địa lý cho việc giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ, nếu có.

-. Trường hợp phát sinh chậm trễ trong việc giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ, thương nhân, tổ chức, cá nhân phải có thông tin kịp thời cho khách hàng và tạo cơ hội để khách hàng có thể hủy hợp đồng nếu muốn.

6. Thông tin về các phương thức thanh toán

– Thương nhân, tổ chức, cá nhân phải công bố toàn bộ các phương thức thanh toán áp dụng cho hàng hóa hoặc dịch vụ giới thiệu trên website, kèm theo giải thích rõ ràng, chính xác để khách hàng có thể hiểu và lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp.

– Nếu website thương mại điện tử có chức năng thanh toán trực tuyến, thương nhân, tổ chức, cá nhân phải thiết lập cơ chế để khách hàng sử dụng chức năng này được rà soát và xác nhận thông tin chi tiết về từng giao dịch thanh toán trước khi thực hiện việc thanh toán.

Trên đây Luật Tiền Phong đã chia sẻ với quý khách hàng các thông tin cần phải cung cấp trên website thương mại điện tử bán hàng. Nếu Quý Khách còn vấn đề vướng mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số 091 616 2618/ 0976 714 386 để được hỗ trợ.

====================

BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT TIỀN PHONG

Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Toà nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386