• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

Các trường hợp bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ

(Luật Tiền Phong) – Không phải cứ nộp đơn đăng ký bảo hộ thì sẽ được bảo hộ đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp hay thiết kế bố trí,… Nhưng làm sao để biết trường hợp nào được/trường hợp nào bị từ chối bảo hộ để có cơ sở bảo vệ quyền lợi cho chủ sở hữu khi bị cơ quan thẩm quyền từ chối?

Các trường hợp bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ

Các trường hợp bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ

1.  Văn bằng bảo hộ là gì?

Văn bằng bảo hộ là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; quyền đối với giống cây trồng.

Để được cấp văn bằng bảo hộ, tổ chức, cá nhân phải nộp đơn đề nghị gửi đến cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu bảo hộ. Trên cơ sở đơn đề nghị, cơ quan thẩm quyền xem xét, thẩm định và quyết định có bảo hộ cho sản phẩm đó hay không.

2.  Các trường hợp từ chối cấp văn bằng bảo hộ

Đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ trong các trường hợp sau:

–  Có cơ sở để khẳng định rằng đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ;

–  Đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ nhưng không phải là đơn có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất;

–  Đơn thuộc trường hợp có nhiều đơn đăng ký cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ chỉ có thể được cấp cho một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo sự thoả thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thoả thuận được thì tất cả các đơn đều bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ;

–  Đơn đăng ký thiết kế bố trí bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ trong trường hợp không đáp ứng yêu cầu về hình thức. Cụ thể về hình thức đơn được quy định như sau:

+  Ngôn ngữ sử dụng trong đơn: tiếng Việt (trừ một số tài liệu theo quy định có thể bằng ngôn ngữ khác nhưng phải dịch ra tiếng Việt như: Giấy ủy quyền, Tài liệu xác nhận quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký của người khác, Các tài liệu chứng minh cơ sở hưởng quyền ưu tiên,…);     

+  Các tài liệu trong đơn đều phải trình bày theo chiều dọc (riêng hình vẽ, sơ đồ và bảng biểu có thể được trình bày theo chiều ngang) trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 297mm), trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm;

+  Đối với các tài liệu cần lập theo mẫu, có mẫu thì bắt buộc phải dùng theo mẫu;

+  Nếu tài liệu gồm nhiều trang thì phải đánh số trang và bằng chữ số Ả rập;

+  Các thuật ngữ dùng trong đơn phải là thuật ngữ phổ thông, không được dùng tiếng địa phương

Có thể thấy, đơn đăng ký cũng rất quan trọng khi chủ sở hữu nộp đơn yêu cầu bảo hộ. Chưa xét đến sản phẩm có đủ điều kiện về mặt nội dung để được bảo hộ hay không, thì hình thức đơn, các đầu mục tài liệu trong hồ sơ cũng là một lý do để cơ quan thẩm quyền ra thông báo trả lại đơn nếu không hợp lệ theo quy định pháp luật.

Luật Tiền Phong tư vấn pháp luật và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ pháp lý. Khi có nhu cầu tư vấn vui lòng kết nối với chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6289 hoặc liên hệ để được tư vấn trực tiếp với các luật sư của chúng tôi tại văn phòng Luật Tiền Phong tại địa chỉ: số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội.

Sự hài lòng của khách hàng là phương châm phục vụ của chúng tôi!

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386