• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

Cấp lại Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động do bị mất, cháy, hư hỏng

Luật Tiền Phong – Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động là cơ sở pháp lý để doanh nghiệp được thực hiện cho thuê lại lao động, bởi đây là ngành nghề kinhd oanh có điều kiện. Vậy, trong trường hợp doanh nghiệp bị mất, cháy, hư hỏng Giấy phép này thì có thể xin cấp lại được không?

Có thể bạn quan tâm:

Thủ tục gia hạn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động

Thủ tục cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động

 

Cấp lại giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động

Cấp lại giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động

1.  Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động

– Văn bản đề nghị cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 55/2013/NĐ-CP;

– Văn bản chứng minh đủ điều kiện về vốn pháp định (có thể lựa chọn nộp bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu), cụ thể:

+ Đối với doanh nghiệp thành lập mới thì hồ sơ xác nhận vốn pháp định gồm có các văn bản, đó là: Biên bản góp vốn của các cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần hoặc của các thành viên sáng lập đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên; quyết định giao vốn của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; bản đăng ký vốn đầu tư của chủ sở hữu doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân và đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà chủ sở hữu là cá nhân;

Trường hợp số vốn được góp bằng tiền thì phải có văn bản xác nhận của ngân hàng thương mại được phép hoạt động tại Việt Nam về số tiền ký quỹ của các thành viên sáng lập. Số tiền ký quỹ tối thiểu phải bằng số vốn góp bằng tiền của các thành viên sáng lập và chỉ được giải ngân sau khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

+ Đối với doanh nghiệp đang hoạt động có nhu cầu bổ sung ngành nghề kinh doanh cho thuê lại lao động, thì hồ sơ xác nhận vốn pháp định phải có văn bản xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập về mức vốn hiện có thuộc sở hữu của doanh nghiệp đó được ghi trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất (năm đăng ký hoặc năm trước liền kề năm đăng ký), đảm bảo lớn hơn hoặc bằng mức vốn pháp định theo quy định tại Nghị định 55/2013/NĐ-CP  là 2 tỷ đồng;

– Giấy chứng nhận việc đã thực hiện ký quỹ theo quy định (bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu);

– Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu doanh nghiệp, theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BLĐTBXH (bản chính);

– Hợp đồng về việc quản lý, điều hành hoạt động cho thuê lại lao động hoặc hợp đồng về việc quản lý, điều hành hoạt động cung ứng lao động để chứng minh về việc có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực cho thuê lại lao động của người đứng đầu doanh nghiệp cho thuê (trường hợp Hợp đồng lập bằng ngôn ngữ không phải là tiếng Việt thì phải được dịch công chứng sang tiếng Việt);

– Giấy chứng minh đủ điều kiện về địa điểm theo quy định (bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu);

– Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc bị mất, cháy Giấy phép hoặc bản sao Giấy phép.

Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

2.  Quy trình thực hiện hồ sơ

Bước 1:

Doanh nghiệp nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để đề nghị thẩm định, đồng thời gửi 01 hồ sơ trên về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để đề nghị cấp lại Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động;

Bước 2:

Trong thời hạn 30 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ), Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định hồ sơ và gửi kết quả thẩm định cùng 01 bản sao hồ sơ của doanh nghiệp về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Trường hợp hồ sơ của doanh nghiệp nộp không đầy đủ các văn bản theo quy định, thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp về việc đề nghị bổ sung các văn bản còn thiếu.

Bước 3:

Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, tiến hành việc cấp lại Giấy phép; trường hợp không cấp có văn bản trả lời doanh nghiệp, đồng thời gửi cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi tiến hành thẩm định hồ sơ.

3.  Thời hạn giải quyết và lệ phí thực hiện

Thời hạn giải quyết theo quy định là 60 ngày làm việc.

Lệ phí: Không mất lệ phí.

Luật Tiền Phong tư vấn pháp luật và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ pháp lý. Liên hệ với chúng tôi qua tổng đài tư vấn 1900 6289 để được hỗ trợ. Chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng với tinh thần tận tâm và chuyên nghiệp nhất.

Trân trọng!

 

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386