• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?

Luật Tiền PhongGiấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất (sau đây gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) là giấy tờ pháp lý quan trọng. Vậy cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận này? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin tư vấn cụ thể về vấn đề này cho bạn, mời các bạn tham khảo để có được những thông tin bổ ích.

Cơ quan nào cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?

Theo quy định tại Điều 105 Luật Đất đai 2013, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định như sau:

1. Đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?

2. Đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện

Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận được thực hiện ra sao?

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Người thực hiện thủ tục nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai quận/huyện nơi có đất. Hồ sơ gồm có:

–  Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

–  Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 đó là:

+  Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+  Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

+  Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

+  Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

+  Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

+  Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;

+  Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.

–   Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31 (giấy tờ chứng minh việc tạo lập hợp pháp về nhà ở: giấy tờ mua bán, được giao, được tặng cho) , Điều 32 (giấy tờ chứng minh quyền sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở), Điều 33 (giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu rừng trồng) và Điều 34 (giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu cây lâu năm) của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng);

–   Báo cáo kết quả rà soát hiện trạng sử dụng đất đối với trường hợp tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 theo Mẫu số 08/ĐK;

–   Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có);

–   Trường hợp có đăng ký quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề phải có hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận hoặc quyết định của Tòa án nhân dân về việc xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề, kèm theo sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất mà người sử dụng thửa đất liền kề được quyền sử dụng hạn chế.

–  Giấy tờ nhân thân của người sử dụng đất: CMND, Sổ hộ khẩu, Giấy chứng nhận kết hôn hoặc Xác nhận tình trạng hôn nhân;

–  Tờ khai lệ phí trước bạ (theo mẫu).

Bước 2: Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ và thực hiện các công việc thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của phòng đăng ký đất đai;

Bước 3: Người nộp hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính;

Bước 4: Nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Luật Tiền Phong tư vấn pháp luật trực tuyến đồng thời hỗ trợ dịch vụ cho khách hàng trong các thủ tục hành chính đất đai. Mọi thông tin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 091 616 2618/ 0976 714 386 để được hỗ trợ!

=============================

CÔNG TY LUẬT TNHH TIỀN PHONG

Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386