• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

Đại diện và các hình thức đại diện của cá nhân

Luật Tiền Phong – Ai, trong trường hợp nào có người đại diện trong các quan hệ, giao dịch dân sự? Bài viết sau sẽ giải đáp về vấn đề này.

Đại diện và các hình thức đại diện của cá nhân

Đại diện và các hình thức đại diện của cá nhân

Thế nào là đại diện
Theo quy định của Bộ luật dân sự khái niệm đại diện được hiểu như sau:
“Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó”.
Như vậy, không chỉ có cá nhân mà pháp nhân cũng đều có quyền và xác lập , thực hiện các giao dịch dân sự thông qua người đại diện của mình.
Việc phát sinh quan hệ đại diện được xác lập theo hai hình thức: do pháp luật quy định hoặc theo sự uỷ quyền:
“Điều 135. Căn cứ xác lập quyền đại diện
Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền); theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật)”.
Theo đó, các hình thức và trường hợp đại diện của cá nhân bao gồm:
– Đại diện theo pháp luật của cá nhân
+ Cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
+ Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định;
+ Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện theo như hai điểm nêu trên;
+ Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
– Đại diện theo ủy quyền: Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo: Quyết định của cơ quan có thẩm quyền; điều lệ của pháp nhân hoặc theo nội dung ủy quyền.
Như vậy, có 2 hình thức đại diện là đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền tùy vào từng trường hợp cụ thể, phù hợp với nhu cầu và điều kiện của cá nhân, tổ chức.
Luật Tiền Phong tư vấn pháp luật và cung cấp các dịch vụ pháp lý. Xác định quan hệ đại diện cũng như soạn thảo hợp đồng ủy quyền, Luật Tiền Phong hoàn toàn có thể hỗ trợ khách hàng. Hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 0916 162 618/0976 714 386 để được hỗ trợ.

====================

BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT TIỀN PHONG

Hotline: 0916 162 618/0976 714 386

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Toà nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội.

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386