• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

Người giám hộ được thay đổi trong trường hợp nào?

(Luật Tiền Phong) – Việc giám hộ phải đăng ký tại cơ quan thẩm quyền. Vậy khi đã đăng ký thì có thể thay đổi được không? Có thể thay đổi trong trường hợp nào?

Người giám hộ được thay đổi trong trường hợp nào?

Người giám hộ được thay đổi trong trường hợp nào?

Các trường hợp thay đổi người giám hộ:

Chế định giám hộ được quy định tại Bộ luật dân sự. Theo đó, người giám hộ được thay đổi trong những trường hợp sau:

–  Người giám hộ không còn đủ các điều kiện quy định;

Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ:

+  Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

+  Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

+  Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.

+  Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.

Điều kiện của pháp nhân làm người giám hộ:

+  Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ.       

+  Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

Người giám hộ được thay đổi trong trường hợp nào?

Người giám hộ được thay đổi trong trường hợp nào?

–  Người giám hộ là cá nhân chết hoặc bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, mất năng lực hành vi dân sự, mất tích; pháp nhân làm giám hộ chấm dứt tồn tại;

Giám hộ là việc một cá nhân/pháp nhân thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được giám hộ. Người giám hộ phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để làm được những việc này. Do đó, nếu người giám hộ chết hoặc rơi vào trường hợp mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế trong việc nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì không thể tiếp tục đảm nhiệm được vai trò của người giám hộ. Khi đó, cần phải thay đổi người giám hộ.

–   Người giám hộ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ;

Việc giám hộ nhằm đảm bảo cho lợi ích của người được giám hộ. Nếu người giám hộ vi phạm nghĩa vụ tức là quyền lợi của người được giám hộ đã không được đảm bảo, chức năng của người giám hộ đã không được làm tròn.

–   Người giám hộ đề nghị được thay đổi và có người khác nhận làm giám hộ.

Pháp luật dân sự quyền của cá nhân cũng như sự thỏa thuận giữa các cá nhân, dựa trên sự tôn trọng pháp luật. Vì vậy, khi người giám hộ có mong muốn thay đổi và có người thay thế thì có thể làm thủ tục thay đổi người giám hộ.

Việc thay đổi người giám hộ có phải làm thủ tục thay đổi không?

Việc giám hộ phải làm thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi thay đổi người giam hộ cũng cần làm thủ tục tại cơ quan thẩm quyền. Thủ tục thay đổi người giám hộ được thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

(Thủ tục cụ thể mời bạn xem thêm tại bài viết: Thay đổi người giám hộ có phải làm thủ tục? của Luật Tiền Phong.)

Luật Tiền Phong tư vấn pháp luật và cung cấp dịch vụ hỗ trợ pháp lý cho khách hàng. Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ 091 616 2618/0976 714 386 để được hỗ trợ. Chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng dịch vụ hỗ trợ hài lòng nhất.

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386