• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

Những hành vi bị cấm khi xử lý vi phạm hành chính?

Luật Tiền Phong – Công khai, minh bạch, đúng pháp luật là nguyên tắc đồng thời cũng là tiêu chí mà mọi công dân cũng như những người cầm quyền trong bộ máy chính quyền hướng đến. Vậy pháp luật quy định như thế nào về việc xử lý vi phạm hành chính? Có quy định minh bạch, cụ thể tại văn bản nào hay không?

Những hành vi bị cấm khi xử lý vi phạm hành chính?

Những hành vi bị cấm khi xử lý vi phạm hành chính?

Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Những hành vi bị cấm khi xử lý vi phạm hành chính bao gồm 12 hành vi được quy định tại Điều 12 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 cụ thể như sau:

–  Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính;

–  Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử phạt vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

–  Ban hành trái thẩm quyền văn bản quy định về hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước và biện pháp xử lý hành chính;

–  Không xử phạt vi phạm hành chính, không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc không áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

–  Xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính không kịp thời, không nghiêm minh, không đúng thẩm quyền, thủ tục, đối tượng quy định tại Luật này;

–  Áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả không đúng, không đầy đủ đối với hành vi vi phạm hành chính;

–  Can thiệp trái pháp luật vào việc xử lý vi phạm hành chính;

–  Kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

–  Sử dụng tiền thu được từ tiền nộp phạt vi phạm hành chính, tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt tiền, tiền bán, thanh lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và các khoản tiền khác thu được từ xử phạt vi phạm hành chính trái quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;

–  Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

–  Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị xử phạt vi phạm hành chính, người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, người bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính.

–  Chống đối, trốn tránh, trì hoãn hoặc cản trở chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

Nguyên tắc của việc xử phạt vi phạm hành chính là được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng và đúng quy định của pháp luật. Do đó, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử phạt cần tuân thủ chặt chẽ quy định này để đảm bảo quyền lợi cũng như trách nhiệm của cá nhân có hành vi vi phạm.

Luật Tiền Phong

Tận tâm – Chuyên nghiệp

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ pháp lý nhanh nhất. Mọi thông tin vui lòng gọi 1900 6289.

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386