• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

Những trường hợp nào phải xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm?

(Luật Tiền Phong) Theo quy định của pháp luật hiện hành thì không phải mọi cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều phải xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm. Vậy những trường hợp nào phải xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm? Trong phạm vi bài biết này, chúng tôi sẽ trao đổi về những quy định cụ thể về các trường hợp nêu trên.

Những trường hợp nào phải xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm?

Những trường hợp nào phải xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm?

1. Các trường hợp không phải xin giấy phép cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm năm 2010 thì việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, trừ các trường hợp sau:

  • – Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
  • – Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
  • – Bán hàng rong;
  • – Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định pháp luật.

Cụ thể hơn, tại Điều 9 Thông tư số 26/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012, với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai và bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế thì các cơ sở không phải xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bao gồm:

  • – Cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng ban đầu nhỏ lẻ;
  • – Cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ không có yêu cầu bảo quản sản phẩm đặc biệt;
  • – Cơ sở bán hàng rong;
  • – Cơ sở kinh doanh bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt;
  • – Cơ sở kinh doanh bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

Như vậy, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thuộc các đối tượng nêu trên thì sẽ phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Có thể tham khảo thêm bài viết về xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại đây).

2. Dịch vụ hỗ trợ xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Luật Tiền Phong tiếp nhận và hỗ trợ thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy trình như sau:

–  Tiếp nhận tài liệu, thông tin và nhu cầu của khách hàng;

–  Tư vấn miễn phí về các vấn đề pháp lý, điều kiện và quy trình thủ tục xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

–  Sắp xếp lớp học tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và cấp chứng chỉ; tư vấn, hướng dẫn tổ chức/doanh nghiệp khám sức khỏe cho nhân viên;

–  Soạn và nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết và đóng các khoản phí, lệ phí theo quy định;

–  Nhận giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và trả cho khách hàng.

Trên đây là tư vấn của Luật Tiền Phong về những trường hợp phải xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm. Các thắc mắc cần được giải đáp và hỗ trợ chi tiết, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900 6289.

====================

BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT TIỀN PHONG

Hotline: 1900 6289

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Phòng 25 B1, Toà nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

 

 

 

 

 

 

 

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386