• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

Nội dung quyền sở hữu theo quy định Bộ luật dân sự

(Luật Tiền Phong) – Cá nhân có quyền sở hữu tài sản. Vậy như thế nào là sở hữu hợp pháp theo quy định của pháp luật? Sở hữu bao gồm những quyền năng cụ thể nào?

Nội dung quyền sở hữu theo quy định bộ luật dân sự

Nội dung quyền sở hữu theo quy định bộ luật dân sự

Nội dung quyền sở hữu gồm 3 quyền năng:

     –  Quyền chiếm hữu;

     –  Quyền sử dụng;

     –  Quyền định đoạt.

Cụ thể:

–  Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu:

Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

+ Đối với người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản: thì được quyền chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định.

+ Đối với người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự: thì thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch. Đồng thời  Người được giao tài sản có quyền sử dụng tài sản được giao, được chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó cho người khác nếu được chủ sở hữu đồng ý.

–  Quyền sử dụng:

Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.

Chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Người không phải là chủ sở hữu cũng có thể được sử dụng tài sản nếu có thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.

–  Quyền định đoạt:

Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.

+ Đối với người là chủ sở hữu: có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.

+ Đối với người không phải là chủ sở hữu: chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật.

Việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện không trái quy định của pháp luật.

Luật Tiền Phong

Tận tâm – Chuyên nghiệp

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ 091 616 2618/ 0976 714 386 để được hỗ trợ!

Luật sư Tiền Phong

Luật sư Tiền Phong

 

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386