• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

Phải làm gì khi chồng không cho gặp con sau ly hôn

(Luật Tiền Phong) – Sau khi ly hôn, Tòa sẽ tuyên quyền nuôi con thuộc về vợ hoặc chồng, người còn lại vẫn có quyền và nghĩa vụ thăm nom, cấp dưỡng, chăm sóc con cái. Tuy nhiên nếu vợ hoặc chồng ngăn cản không cho người kia thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình thì phải làm sao?

Phải làm gì khi chồng không cho gặp con sau ly hôn

Phải làm gì khi chồng không cho gặp con sau ly hôn

KHÁCH HÀNG HỎI:

Em và chồng vừa ly hôn, Tòa tuyên cho chồng nuôi con vì anh ta có nhà và thu nhập cao hơn em trong khi em chưa có công ăn việc làm ổn định. Em được quyền thăm con 1 tuần 1 lần vào các ngày chủ nhật, khi con được nghỉ nhà trẻ thì em đến đón rồi dẫn con đi chơi. Thế nhưng mấy tuần gần đây chồng cũ và gia đình chồng luôn lấy lý do con ốm không cho em gặp con. Con ốm thì em càng phải chăm sóc con mới đúng chứ. Em rất bức xúc thì anh ta nói sẽ không bao giờ cho em gặp con nữa.

Mong luật sư tư vấn giúp em phải làm gì?

LUẬT TIỀN PHONG TRẢ LỜI:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Về trường hợp của bạn, Ban tư vấn Hôn nhân và gia đình Luật Tiền Phong xin giải đáp như sau:

Sau khi ly hôn  bạn vẫn có quyền chăm sóc và thăm nom con cái theo quy định tại Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014:

  1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
  2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
  3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”

Như vậy, theo quy định của pháp luật, bạn hoàn toàn có quyền thăm nom con mà không ai được cản trở, bao gồm cả chồng cũ của bạn hay gia đình chồng cũ của bạn. Để đảm bảo quyền lợi này của người không trực tiếp nuôi con khoản 2 Điều 83 Luật hôn nhân gia đình 2014 đã nhấn mạnh thêm: “Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”

Việc chồng cũ của bạn ngăn cản bạn thăm con là trái với quy định của pháp luật.

Để giải quyết trường hợp này, trước hết bạn nên thương lượng lại với chồng cũng như gia đình chồng để đảm bảo quyền lợi thăm con của bạn.

Trong trường hợp chồng bạn và gia đình chồng vẫn tiếp tục cố tình không cho bạn thăm nom con, bạn có thể làm đơn yêu cầu gửi đến cơ quan thi hành án. Cơ quan thi hành án sẽ có những biện pháp cưỡng chế buộc chồng bạn và gia đình chồng thực hiện đúng nghĩa vụ theo bản án cũng như theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp bạn muốn nuôi con, Bạn có thể làm đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn. Lúc này, Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Các yếu tố được xem xét gồm yếu tố về vật chất như: gia cảnh, thu nhập, điều kiện kinh tế, tài sản…và các yếu tố về tinh thần như: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con, điều kiện cho con học tập, vui chơi giải trí, trình độ học vấn… của cha mẹ. Bên nào đưa ra được những căn cứ thuyết phục hơn sẽ được tòa án xem xét giải quyết và trao quyền nuôi con. Ngoài ra, con của bạn đã 8 tuổi (tức là đã đủ 7 tuổi trở lên), vì vậy Tòa án cũng sẽ xem xét đến nguyện vọng của con bạn trong việc lựa chọn người nuôi con.

Trên đây là tư vấn của Luật Tiền Phong về quyền thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng con của bạn sau ly hôn. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc trong trường hợp bạn cần đến sự hỗ trợ của Luật sư để giúp bạn đòi lại quyền nuôi con, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline 091 616 2618/ 0976 714 386.

Trân trọng!

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386