• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

Phải làm thế nào khi vợ bế con bỏ đi?

(Luật Tiền Phong) – Cuộc sống vợ chồng không tránh khỏi những lúc mâu thuẫn, cãi vã. Nhiều trường hợp mâu thuẫn căng thẳng, người vợ thường bế/dắt con bỏ về ngoại hay đi đâu đó. Vậy ở trường hợp đó, người chồng nên làm sao?

Phải làm thế nào khi vợ bế con bỏ đi?

Phải làm thế nào khi vợ bế con bỏ đi?

Khách hàng hỏi:

Hai vợ chồng em mới kết hôn được khoảng 2 năm và mới có cháu được 6 tháng tuổi. Nhưng thời gain gần đây, em mới phát hiện chồng em ngoại tình. Nhiều lần nói chuyện với nhau không được, lại còn đánh đập, xua đuổi em. Vì vậy em đã bế con bỏ đi khỏi nhà chồng. Gia đình chồng đòi kiện em vì tự ý mang con đi. Như vậy có đúng không? Em có sai hay không? Mong được Luật sư tư vấn!

Luật Tiền Phong trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến bộ phận tư vấn công ty Luật Tiền Phong. Với những thông tin bạn cung cấp ,chúng tôi xin đưa ra tư vấn đối với trường hợp của bạn như sau:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con của cha mẹ thì:

Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”.

Theo đó, cả cha và mẹ đều có quyền và nghĩa vụ chăm sóc và nuôi dưỡng con cái ngang nhau. Ai cũng có quyền và nghĩa vụ làm việc đó mà không ai được ngăn cản. Vì vậy, bạn cũng không có quyền ngăn cản quyền của chồng mình chăm sóc nuôi dưỡng con cái. Và cũng không có quyền tự ý bế con đi mà không có sự đồng ý của người chồng. Làm như vậy là ngăn cản quyền của người cha đối với con của mình.

Đối với trường hợp này của bạn,chúng tôi nghĩ bạn nên ngồi lại nói chuyện một lần nữa với người chồng của mình về vấn đề tình cảm hiện tại giữa 2 vợ chồng cũng như vấn đề con cái. Nếu không thể thay đổi được tình hình thì có thể làm thủ tục ly hôn và giành quyền nuôi con.

Trước tiên, bạn hãy thử thỏa thuận lại với chồng về quyền nuôi con. Nếu không thỏa thuận được bạn nên tiến hành thủ tục ly hôn và yêu cầu giành quyền nuôi con.

Sau ly hôn thì việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con được pháp luật quy định như sau:

–  Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

–  Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

–  Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.

Như vậy, nếu bạn có đủ điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng con và 2 vợ chồng cũng không có thỏa thuận nào khác thì con bạn mới 6 tháng tuổi sẽ được giao cho bạn nuôi.

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn có được lựa chọn phù  hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của mình. Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 091 616 2618/ 0976 714 386 để được hỗ trợ.

Trân trọng!

 

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386