• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

Phương thức giải quyết tranh chấp môi trường

KHÁCH HÀNG HỎI:

Gần nhà tôi có một gia đình chuyên làm nghề giết mổ gia súc, gia cầm. Gia đình đó thường xuyên xả rác và chất thải ra đường cống chung của bà con lối xóm, gây tắc nghẽn cống và mùi hôi thối, ô nhiễm môi trường. Bà con nhiều lần nói chuyện phải trái với gia đình này nhưng họ vẫn tiếp tục tái diễn. Chúng tôi phải làm gì nữa để họ chấm dứt hành vi xả rác ra cống chung. Ngoài ra xin hỏi pháp luật xử lý như thế nào về hành vi gây ô nhiễm môi trường này?

LUẬT TIÊN PHONG TRẢ LỜI:

Với câu hỏi của bạn, Công ty Luật TNHH Tiền Phong xin trả lời như sau:

Phương thức giải quyết tranh chấp môi trường

Phương thức giải quyết tranh chấp môi trường

Thứ nhất, về hành vị bị cấm gây ô nhiễm môi trường

Điều 7 Luật bảo vệ môi trường 2014 có quy định hành vi : “Thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước và không khí” là một trong những hành vi bị nghiêm cấm.

Đồng thời căn cứ theo quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 1 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có bao gồm:  “ Các hành vi gây ô nhiễm môi trường”.

Thứ hai, về phương thức giải quyết tranh chấp môi trường

  • Cách 1: Tố cáo

+ Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 162 Luật bảo vệ môi trường 2014 “Cá nhân có quyền tố cáo vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường với cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố cáo.”

+ Về hình thức tố cáo: Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp

+ Về thẩm quyền giải quyết tố cáo: Theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật tố cáo 2011 “ Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.”

Như vậy, trong trường hợp bạn, bạn có thể gửi đơn tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của gia đình trên đến UBND huyện, Cơ quan điều tra công an cấp huyện.

  • Cách 2. Khởi kiện

+ Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 162 Luật bảo vệ môi trường 2014 “Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.”

+ Thời hiệu khởi kiện: Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết và phải biết quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm.

+ Thẩm quyền giải quyết: Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp của bạn.

Như vậy, theo quy định trên, trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, thì bạn có thể gửi đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân cấp huyện.

Đặc biệt là khi tiến hành tố cáo và khởi kiện, bạn phải cung cấp những tài liệu chứng minh liên quan đến việc hộ gia đình đó có hành vi thường xuyên xả rác và chất thải ra đường cống chung.

Thứ ba, quy định pháp luật về xử lý hành vi này

Trong trường hợp của bạn, bạn cũng không trình bày rõ và cụ thể về mức độ xả nước thải của gia đình trên.

Do vậy, tùy thuộc vào lượng nước thải mà gia đình trên xả ra thì sẽ có những mức phạt khác nhau căn cứ theo quy định tại Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Luật Tiền Phong cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan đến lĩnh vực môi trường. Quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ hãy liên hệ với chúng tôi theo tổng đài tư vấn số 091 616 2618/ 0976 714 386.

 

 

 

 

 

 

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386