• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

Quy định mới về nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp tai nạn lao động

(Luật Tiền Phong) – Quy định mới về nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp tai nạn lao động trong Luật Lao động được Luật Tiền Phong cung cấp cho các bạn đọc tham khảo trong bài dưới đây:

Quy định mới về nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp tai nạn lao động

Quy định mới về nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp tai nạn lao động

1. Quy định chung nhất về tai nạn lao động

Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tấm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, chuẩn bị và kết thúc công việc tại nơi làm việc.

Không phải tất cả mọi tai nạn khi xảy ra đều là tai nạn lao động mà chỉ những tai nạn xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý khi người lao động đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở.

2. Quy định mới về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi có tai nạn lao động xảy ra

Trường hợp 1:

Nếu người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:

Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động trong hợp đồng lao động với người sử dụng lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người sử dụng lao động và tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết các chế độ cho người lao động theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động bị tai nạn lao động hoặc được xác định bị bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tình trạng sức khoẻ của người lao động cho những người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại biết.

Trường hợp 2:

Nếu người lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:

Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động theo hợp đồng lao động với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc cho người lao động, người sử dụng lao động đó có trách nhiệm:

a) Thanh toán chi phí từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động, cụ thể như sau:

Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

b) Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị;

c) Bồi thường hoặc trợ cấp cho người lao động cụ thể như sau: Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.

Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:

  • Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
  • Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.

Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định như đã nêu ở trên.

d) Thông báo bằng văn bản cho những người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại biết về tình trạng sức khoẻ của người lao động.

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn một cách tốt nhất và có thể là tuyệt đối cho người lao động trong quá trình làm việc, hạn chế một cách tối đa tai nạn lao động có thể xảy ra, người sử dụng lao động cần:

– Trang bị tất cả những công cụ, phương tiện, trang thiết bị bảo hộ lao động phù hợp đối với từng ngành nghề

– Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn về an toàn lao động cho người lao động

Bên cạnh đó người lao động cũng nên trang bị cho mình những kiến thức về an toàn lao động, chú ý cẩn thận trong quá trình làm việc để hạn chế những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.

Trên đây là phần giới thiệu quy định mới nhất của pháp luật về nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp tai nạn lao động, các bạn gặp vấn đề pháp lý cần giải quyết có thể liên hệ với chúng tôi qua tổng đài  1900 6289 để được hỗ trợ.

 

======================

BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT – LUẬT TIỀN PHONG

Hotline: 1900 6289

Hotmail: contact@luattiephong.vn

Địa chỉ: Tầng 25B1, toà nhà Bình Vượng, số 200, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội.

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386