• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

Quy định về người giám hộ đương nhiên

Quy định về người giám hộ đương nhiên

(Luật Tiền Phong) – Cơ chế giám hộ được pháp luật dân sự quy định thế nào? Có trường hợp nào được quy định đặc biệt hơn hay không? Trong nội dung bài viết sau, Luật Tiền Phong sẽ bàn về người giám hộ đương nhiên của người được giám hộ.

Quy định về người giám hộ đương nhiên

Quy định về người giám hộ đương nhiên

1.  Quy định về giám hộ

Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự. Có hai loại giám hộ là giám hộ đương nhiên (áp dụng cho trường hợp có thân nhân theo các thứ tự quy định) và giám hộ cử (áp dụng cho trường hợp không có giám hộ đương nhiên và UBND xã/phường phải cử người giám hộ).

2.   Người giám hộ đương nhiên theo quy định của pháp luật

Pháp luật dân sự quy định về người giám hộ đương nhiên, ai sẽ là người giám hộ đối với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự. Cụ thể như sau:

2.1.  Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên

Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên được xác định theo thứ tự:

–  Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ;

Quy định về người giám hộ đương nhiên

Quy định về người giám hộ đương nhiên

–  Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ;

–  Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.

2.2.  Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự

Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau:

–  Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ;

–  Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ;

–  Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.

Phạm vi bài viết có hạn, có thể còn nhiều vấn đề mà chúng tôi chưa đề cập đến được. Để có thể trao đổi thông tin sâu hơn, có thể kết nối với chúng tôi qua hotline 091 616 2618/ 0976 714 386. Các Luật sư, chuyên viên của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn trong mọi trường hợp!

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386