• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

Thay đổi người trực tiếp nuôi con

Luật Tiền Phong – Có nhiều trường hợp sau khi đã có bản án ly hôn của Tòa án quyết định người trực tiếp nuôi con, tuy nhiên có nhiều trường hợp cha/mẹ không đồng ý với bản án ly hôn và muốn thay đổi người trực tiếp nuôi con. Luật Tiền Phong xin giải đáp thắc mắc của khách hàng các quy định pháp luật về thay đổi người trực tiếp nuôi con cụ thể như sau:

Thay đổi người trực tiếp nuôi con

Thay đổi người trực tiếp nuôi con

1.    Quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con

Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải có căn cứ, theo như Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định căn cứ để thay đổi người trực tiếp nuôi con như sau:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Trong trường hợp con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét đến nguyện vọng của con khi thay đổi người trực tiếp nuôi.

Khi có căn cứ thay đổi theo điểm b nói trên thì những đối tượng sau có quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con:

–   Người thân thích;

–   Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

–   Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

–   Hội liên hiệp phụ nữ.

Như vậy, khi cha mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con hoặc khi người trực tiếp nuôi con không đủ điều kiện nuôi thì những đối tượng trên có quyền thay đổi người nuôi con.

2.    Thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con

Trong trường hợp người có yêu cầu thay đổi người nuôi con thì phải có những căn cứ chứng minh rằng:

–    Việc thay đổi quyền nuôi con là cần thiết;

–    Việc người đang trực tiếp nuôi dưỡng không đủ khả năng, điều kiện và có những vi phạm nghiêm trọng ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của con (ví dụ như bị mất năng lực hành vi, bị tâm thần,…).

Và người có yêu cầu thay đổi phải là người có những điều kiện tốt nhất về kinh tế, chỗ ở, thời gian chăm sóc cho con.

Tuy nhiên, để có những căn cứ chứng minh những điều trên là rất khó bởi khi ly hôn, Tòa đã căn cứ vào nhiều yếu tố để xác định người nuôi con và ra bản án ly hôn cuối cùng.

2.1  Hồ sơ thay đổi người trực tiếp nuôi con

–     Đơn khởi kiện;

–     Bản án ly hôn;

–     Bản sao sổ hộ khẩu/chứng minh thư nhân dân;

–     Bản sao giấy khai sinh của con;

–     Tài liệu chứng minh người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện nuôi con.

2.2 Thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con

Bước 1:Quý khách hàng nộp đơn khởi kiện và hồ sơ đến Tòa án cấp quận/huyện nơi bị đơn là người trực tiếp nuôi con cư trú;

Bước 2:Tòa án xem xét thẩm quyền, nếu đúng thì nhận đơn và yêu cầu người nộp đơn nộp tiền tạm ứng án phí;

Bước 3: Quý khách nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;

Bước 4:Tòa án thụ lý và giải quyết vụ án theo thủ tục tố tụng.

Hy vọng rằng bài tư vấn của Luật Tiền Phong về thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con đã giải đáp thắc mắc của quý khách hàng.  Trong trường hợp cần tư vấn thêm, quý khách có thể điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí của Luật Tiền Phong số 091 616 2618/ 0976 714 386 để được trợ giúp.

============================

CÔNG TY LUẬT TNHH TIỀN PHONG

Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

 

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386