• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

Thủ tục cấp giấy phép lao động đối với vị trí giám đốc điều hành

(Luật Tiền Phong) – Doanh nghiệp bạn đang có nhu cầu tuyển dụng người lao động nước ngoài với vị trí giám đốc điều hành nhưng đang còn băn khoăn là không biết pháp luật Việt Nam có quy định gì đặc biệt với người lao động nước ngoài hay không? Có phải làm thủ tục gì để đưa họ vào làm việc hợp pháp tại Việt Nam hay không hay đơn giản là: họ có phải xin phép khi vào làm việc ở Việt Nam hay không? Trong bài viết lần này chúng tôi sẽ tư vấn cho các bạn thủ tục cấp giấy phép lao động đối với vị trí giám đốc điều hành, mời các bạn đón đọc để có thêm những thông tin chi tiết về nội dung này.

Thủ tục cấp giấy phép lao động đối với vị trí giám đốc điều hành

Thủ tục cấp giấy phép lao động đối với vị trí giám đốc điều hành

1.  Điều kiện để được cấp giấy phép lao động

Người lao động nước ngoài để được cấp giấy phép lao động tại Việt Nam cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật;
  • Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc. Để chứng minh có đủ sức khỏe làm việc, người nước ngoài phải có giấy khám sức khỏe/ giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe do các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong nước hoặc nước ngoài cấp;
  • Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật. Trong trường hợp cụ thể doanh nghiệp cần tuyển giám đốc điều hành thì cần phải có văn bản, tài liệu chứng mình phù hợp với vị trí công việc theo quy định tại Nghị định 11/2016 của Chính phủ;
  • Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài. Để chứng minh nội dung này bạn phải cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phiếu lý lịch tư pháp hoặc những giấy tờ tương đương để chứng minh không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng người lao động nước ngoài. Đây chính là công việc đầu tiên cần thực hiện và cũng là công việc quan trọng nhất, là cơ sở cho việc xin cấp giấy phép lao động sau này. Để có được những thông tin cụ thể hơn các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây của Luật Tiền Phong.

2.  Hồ sơ cấp mới giấy phép lao động

Để thực hiện thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài với vị trí chuyên môn là giám đốc điều hành, bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ theo quy định gồm: 

  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động;
  • Giấy chứng nhận sức khỏe/ giấy khám sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nước ngoài hoặc Việt Nam cấp. Nếu người nước ngoài lựa chọn các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong nước thì nên lựa chọn những bệnh viện có chức năng khám, chữa bệnh cho người nước ngoài tại Việt Nam, các bạn có thể tham khảo danh sách những bệnh viện này qua bài viết dưới đây của chúng tôi. Nếu các bạn khám bệnh tại các bệnh viện nước ngoài thì các bạn nên lưu ý chọn những bệnh viện từ tuyến tỉnh trở lên tương đương với Việt Nam. Nhưng để chắc chắn nhất về mặt hồ sơ bạn nên thực hiện việc cấp giấy khám sức khỏe tại Việt Nam;
  • Phiếu lý lịch tư pháp được cấp trong vòng 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ. Đối với Phiếu lý lịch tư pháp các bạn có thể lựa chọn một trong hai trường hợp. Trường hợp 1: các bạn có thể xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại cơ quan có thẩm quyền nơi người nước ngoài có quốc tịch hoặc trường hợp 2: các bạn có thể xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp nơi doanh nghiệp có trụ sở chính. Trường hợp nếu xin Phiếu lý lịch tư pháp tại Việt Nam các bạn có thể đến trực tiếp Sở Tư pháp hoặc thực hiện thủ tục này qua mạng điện tử và đăng ký nhận kết quả Phiếu lý lịch tư pháp tại nhà để thuận tiện hơn cho mình;
  • Văn bản xác nhận giám đốc điều hành. Văn bản này chính là tài liệu để chứng minh bạn có đủ trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm phù hợp với vị trí đang xin giấy phép lao động. Các bạn có thể xin văn bản này tại các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức nơi mà trước đây bạn đã từng làm việc với vị trí giám đốc điều hành. Trong đó văn bản xác nhận phải có nội dung về vị trí công việc là giám đốc điều hành của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; thời gian làm việc và việc chấp hành quy định tại nơi làm việc.
  • Công văn chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài của cơ quan nhà nước Việt Nam có thẩm quyền (bản sao chứng thực);
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao chứng thực);
  • Giấy phép hoạt động của doanh nghiệp đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện của pháp luật Việt Nam yêu cầu phải có giấy phép con của cơ quan chuyên môn ví dụ như: Giấy phép hoạt động của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ví dụ như: Bệnh viện, Phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt, Phòng,… hay Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cơ sở Yoga;
  • Hợp đồng lao động, Quyết định bổ nhiệm (nếu có).
  • 02 ảnh màu (kích thước 4cm x 6cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
  • Bản sao hợp lệ hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.
  • Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài khác theo quy định (tùy từng trường hợp cụ thể khác).

Lưu ý đối với bộ hồ sơ cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam:

– Theo quy định của pháp luật thì đối với những nước/ quốc gia mà Việt Nam và nước đó đã ký Hiệp định tương trợ tư pháp thì công việc hợp pháp hóa sẽ được miễn nhưng trên thực tế thì hồ sơ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp muốn được sử dụng tại Việt Nam thì vẫn phải hợp pháp hóa như bình thường kể cả đối với các nước đã có Hiệp định tương trợ tư pháp.

– Tùy theo từng trường hợp và yêu cầu của từng cơ quan nhà nước mà bạn có thể hợp pháp hóa trên những loại giấy tờ sau:

  • Hợp pháp hóa trên bản gốc;
  • Hợp pháp hóa trên bản sao công chứng/ chứng thực;
  • Hợp pháp hóa trên bản dịch.

– Các tài liệu mà các bạn cần phải hợp pháp hóa lãnh sự khi thực hiện thủ tục cấp giấy phép lao động gồm:

  • Giấy khám sức khỏe do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
  • Bằng tốt nghiệp đại học;
  • Văn bản xác nhận là giám đốc điều hành do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài cấp để chứng minh là giám đốc điều hành;
  • Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nước ngoài có quốc tịch.

– Hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự:

Để thực hiện thủ tục Hợp pháp hóa tài liệu, giấy tờ các bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ bao gồm:

  • Tờ khai yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Bản chính và 02 bản sao tài liệu cần hợp pháp hóa;
  • Chứng minh nhân dân của người yêu cầu hợp pháp hóa;
  • Giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền nếu trong trường hợp bạn hợp pháp hóa giấy tờ cho doanh nghiệp mà bạn đang làm việc.

– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hợp pháp hóa giấy tờ, tài liệu để được sử dụng tại Việt Nam:

  • Cục Lãnh sự – Bộ Ngoại giao đối với những cá nhân/ doanh nghiệp có hộ khẩu thường trú/ địa chỉ trụ sở chính tại các tỉnh thành của miền Bắc và một nửa các tỉnh miền Trung;
  • Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh đối với những cá nhân/ doanh nghiệp có hộ khẩu thường trú/ địa chỉ trụ sở chính tại các tỉnh thành của miền Nam và một nửa các tỉnh còn lại của miền Trung.

– Trình tự thủ tục thực hiện hợp pháp hóa tài liệu:

Sau khi chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật các bạn sẽ thực hiện thủ tục hợp pháp hóa giấy tờ, tài liệu như sau:

  • Đầu tiên các bạn sẽ vào trang chủ của Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh, vào mục Thủ tục lãnh sự trực tuyến sau đó hoàn thành việc khai tờ khai điện tử;
  • Sau khi khai tờ khai điện tử xong bạn sẽ in tờ khai điện tử, trên tờ khai điện tử bạn sẽ được cấp một mã hồ sơ, bạn sẽ đem bộ hồ sơ đầy đủ như chúng tôi tư vấn ở trên cùng tờ khai này đến Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh để nộp hồ sơ trực tiếp;
  • Các bạn nên chú ý rằng tờ khai điện tử mà bạn được cấp mã số chỉ có hiệu lực trong ngày, nêu ngày hôm đấy bạn không đến nộp hồ sơ thì xem như tờ khai sẽ không còn hiệu lực.
  • Sau khi chuyên viên kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của bộ hồ sơ sẽ cấp cho bạn giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả. Nếu trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì hồ sơ của bạn sẽ bị trả ra.
  • Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ bộ hồ sơ hợp lệ bạn sẽ nhận được kết quả của thủ tục hành chính đó là tem hơp pháp hóa lãnh sự của Bộ Ngoại giao. Nếu trong trường hợp những văn bản của bạn chưa được giới thiệu chữ ký và con dấu đến Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh hoặc nếu trong trường hợp chuyên viên nghi ngờ về tính hợp pháp đối với hồ sơ mà bạn cung cấp thì thời gian giải quyết hồ sơ của bạn sẽ bị kéo dài, ít nhất là trong vòng 01 tháng.

– Sau khi hồ sơ đã được hợp pháp hóa theo quy định của pháp luật Việt Nam bạn phải dịch những tài liệu tiếng nước ngoài này ra tiếng Việt để nộp hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động.

3. Thủ tục cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Sau khi chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ như chúng tôi đã tư vấn như trên, để thực hiện thủ tục cấp giấy phép lao động cho giám đốc điều hành các bạn cần thực hiện các công việc bao gồm:

  • Nộp bộ hồ sơ cấp giấy phép lao động tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Việc nộp hồ sơ các bạn có thể lựa chọn các hình thức nộp trực tiếp hoặc nộp qua hệ thống mạng. Đối với những doanh nghiệp có trụ sở chính tại Hà Nội thì việc nộp hồ sơ qua mạng là bắt buộc;
  • Sau khi kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của bộ hồ sơ chuyên viên sẽ gửi lại bạn giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả thủ tục hành chính. Nếu bạn nộp hồ sơ trực tiếp thì bạn sẽ được chuyên viên trả giấy biên nhận hồ sơ bản giấy, còn nếu bạn nộp hồ sơ qua hệ thống mạng thì giấy biên nhận hồ sơ sẽ được gửi qua địa chỉ email mà bạn đã đăng ký;
  • Kết quả giải quyết thủ tục cấp giấy phép lao động sẽ được cập nhật cho bạn trên hệ thống mạng, nếu hồ sơ của bạn đã hợp lệ nếu trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nộp đầy đủ bộ hồ sơ bạn sẽ đem bộ hồ sơ giấy đến nộp trực tiếp tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội để được cấp giấy phép lao động;
  • Tại đây bạn sẽ đóng lệ phí hành chính nhà nước cấp giấy phép lao động là 400.000 đồng và dán ảnh lên giấy phép lao động của mình.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

>>> Giấy phép lao động hết hạn thì phải làm thế nào?

>>> Tư vấn những trường hợp không phải cấp giấy phép lao động

>>> Tư vấn xin công văn chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài mới nhất

>>> Tư vấn hợp pháp hóa tài liệu cấp giấy phép lao động 

Trên đây là tất cả những nội dung mà Luật Tiền Phong đã tư vấn cho các bạn rất chi tiết và cụ thể về thủ tục cấp giấy phép lao động với vị trí giám đốc điều hành cho người nước ngoài tại Việt Nam để các bạn có thể tự thực hiện. Nếu các bạn còn bất kỳ băn khoăn, thắc mắc gì hay có nhu cầu muốn được Luật Tiền Phong hỗ trợ dịch vụ hãy liên hệ với chúng tôi qua những thông tin cụ thể sau đây:

==================

BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG – LUẬT TIỀN PHONG

Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

 

 

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386