• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

Thủ tục công bố sản phẩm từ kết quả nghiên cứu khoa học

(Luật Tiền Phong) – Cần làm gì khi muốn đưa sản phẩm của quá trình nghiên cứu khoa học ra công chúng? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho bạn đọc vấn đề này.

Thủ tục công bố sản phẩm từ kết quả nghiên cứu khoa học

Thủ tục công bố sản phẩm từ kết quả nghiên cứu khoa học

Căn cứ pháp lý

  • Luật chuyển giao công nghệ năm 2017;
  • Nghị định 76/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chuyển giao công nghệ.

1. Nhà nước khuyến khích và ưu tiên cho tổ chức đưa sản phẩm nghiên cứu ra thị trường

Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ luôn được quan tâm hàng đầu khi nền kinh tế tri thức đang ngày càng nở rộ và đóng vai trò quan trọng trong mục tiêu phát triển chung.

Theo đó Nghị định số 76/2018/NĐ-CP có quy định cơ quan nhà nước có thẩm quyền ưu tiên xem xét Công nhận, đăng ký, lưu hành cho tổ chức cá nhân có sản phẩm mới, công nghệ mới để ứng dụng, chuyển giao, thương mại hóa.

Hiện nay đang có rất nhiều tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ tư nhân đang hoạt động hiệu quả và có những công trình nghiên cứu thực sự có ý nghĩa, có thể ứng dụng trực tiếp vào đời sống. Để có thể đưa các sản phẩm nghiên cứu ra thị trường, trước tiên các đơn vị này cần làm thủ tục công bố công nghệ mới, sản phẩm mới theo quy định.

2. Hồ sơ công bố công nghệ mới, sản phẩm mới

Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

  • Văn bản đề nghị đánh giá, thẩm định công nghệ mới, sản phẩm mới;
  • Tài liệu chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với công nghệ mới, sản phẩm mới hoặc văn bản cam kết trong trường hợp không có tài liệu chứng minh;
  • Tài liệu mô tả đặc tính, hiệu quả về kỹ thuật, chất lượng, so sánh với tính năng tương ứng của công nghệ, sản phẩm nhập khẩu tương đương hoặc đang được sử dụng tại nước khác;
  • Báo cáo kết quả ứng dụng công nghệ mới, sản phẩm mới;

Ngoài ra, các bạn có thể cung cấp thêm một số tài liệu sau để phục vụ cho việc đánh giá của cơ quan chuyên môn: Văn bản nhận xét của tổ chức, cá nhân về hiệu quả ứng dụng công nghệ mới, sản phẩm mới; giải thưởng; tài liệu về sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và tài liệu liên quan khác.

Một điểm cần lưu ý là hồ sơ cần chuẩn bị là 1 bản giấy và 1 bản điện tử do đặc thù của lĩnh vực này.

3. Trình tự thực hiện thủ tục

Bước 1: Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị đánh giá, thẩm định công nghệ mới, sản phẩm mới đến Bộ Khoa học và Công nghệ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.

Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và gửi thông báo cho tổ chức, cá nhân về kết quả xem xét hồ sơ và yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có).

Thời hạn xem xét: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ

Bước 2: Đánh giá, thẩm định

Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ Thực hiện việc đánh giá, thẩm định đối với hồ sơ hợp lệ thông qua hội đồng đánh giá. Hội đồng đánh giá có từ 07 đến 09 thành viên, gồm đại diện của các cơ quan quản lý và các chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan.

Nội dung đánh giá, thẩm định bao gồm:

a) Việc tuân thủ các quy định pháp luật về quyền sở hữu; quyền sở hữu trí tuệ; tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; kết quả kiểm nghiệm, điều kiện lưu hành;

b) So sánh về giá của công nghệ mới, sản phẩm mới so với công nghệ, sản phẩm nhập khẩu;

c) Đặc tính, hiệu quả về kỹ thuật, chất lượng, so sánh với tính năng tương ứng của công nghệ, sản phẩm nhập khẩu tương đương hoặc đang được sử dụng tại nước khác;

d) Phạm vi, quy mô ứng dụng, chuyển giao; giá trị kinh tế – xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh trong điều kiện cụ thể của đất nước, địa phương.

Thời hạn đánh giá, thẩm định: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Bước 3: Phê duyệt và công bố

Người có thẩm quyền sẽ xem xét phê duyệt hồ sơ và công bố công nghệ mới, sản phẩm mới được tạo ra tại Việt Nam có giá, chất lượng tương đương với công nghệ, sản phẩm nhập khẩu và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử.

Trường hợp công nghệ mới, sản phẩm mới không được phê duyệt để công bố thì cơ quan trên sẽ có văn bản thông báo, nêu rõ lý do.

Thời hạn phê duyệt: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả đánh giá hồ sơ của hội đồng.

Yếu tố quyết định thành công khi thực hiện thủ tục này chính là các nội dung đánh giá thẩm định công nghệ, sản phẩm từ nghiên cứu khoa học. Nếu vượt qua được thì các sản phẩm trên thực sự có lợi thế trong quá trình ứng dụng và thương mại hóa.

Thêm vào đó, pháp luật còn khuyến khích các cơ quan, tổ chức sử dụng công nghệ mới, sản phẩm mới tạo ra tại Việt Nam đã được công bố trong dự án đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước, ưu tiên trong đấu thầu mua sắm, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công.

Trên đây là tư vấn của Luật Tiền Phong về thủ tục công bố công nghệ mới, sản phẩm mới tạo ra tại Việt Nam từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Nếu có nhu cầu được hỗ trợ về thủ tục này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua tổng đài 1900 6289. Chúc bạn thành công!

Có thể bạn quan tâm:

>>> Quyền sở hữu, quyền tác giả đối với đối với kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

>>> Quy định chung về Hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

=====================

 

BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT TIỀN PHONG

Hotline: 1900 6289                                   

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

*Lưu ý: Nội dung bài viết chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự kiện khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Hoặc có thể điều luật dẫn chiếu trong văn bản tại thời điểm bạn đọc đã thay đổi. Để được tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ với luật sư qua email Contact@luattienphong.vn hoặc tổng đài 1900 6289.

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386