• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

Thủ tục xin Giấy phép nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

(Luật Tiền Phong) – Việt Nam là một nước có nhu cầu nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và phụ gia thức ăn chăn nuôi khá lớn. Cũng như nhiều loại hàng hóa khác, thức ăn chăn nuôi và phụ gia của nó khi nhập khẩu cần phải có sự cho phép của cơ quan quản lý nhà nước. Vậy để một thức ăn chăn nuôi nhập khẩu được về Việt Nam thì cần phải thực hiện thủ tục gì, thành phần hồ sơ cần chuẩn bị như thế nào. Trong bài viết lần này chúng tôi sẽ tư vấn cho các bạn thủ tục xin giấy phép nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, mời các bạn đón đọc để có được những thông tin chi tiết.

Thủ tục xin Giấy phép nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

Thủ tục xin Giấy phép nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

1. Những trường hợp phải xin giấy phép nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì những sản phẩm thức ăn chăn nuôi, phụ gia thức ăn chăn nuôi chưa được phép lưu hành tại Việt Nam muốn nhập khẩu về Việt Nam trước hết phải thực hiện thủ tục xin giấy phép nhập khẩu, cụ thể trong những trường hợp sau:

  • Để giới thiệu tại các hội chợ, triển lãm;
  • Để nghiên cứu;
  • Để làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm;
  • Để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu.

2. Hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

Để thực hiện thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu thức ăn chăn nuôi doanh nghiệp cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ như sau:

– Đối với trường hợp nhập khẩu để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm, hồ sơ gồm:

  • Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm;
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao hợp lệ);
  • Giấy xác nhận về việc tổ chức hoặc tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam.

– Đối với trường hợp nhập khẩu để làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm, hồ sơ gồm:

  • Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm;
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao hợp lệ);
  • Văn bản thỏa thuận sử dụng dịch vụ phân tích giữa một bên là phòng thử nghiệm hoặc doanh nghiệp trong nước với một bên là phòng thử nghiệm hoặc doanh nghiệp hoặc cơ quan quản lý về thức ăn chăn nuôi của nước xuất xứ, trong đó có nội dung cam kết sản phẩm nhập khẩu là hoàn toàn phi thương mại. Trước khi ký văn bản thỏa thuận bạn nên lưu ý rằng tìm hiểu thật kỹ và chắc chắn về phòng thử nghiệm hoặc doanh nghiệp dự định hợp tác để xem phòng thử nghiệm hoặc doanh nghiệp đó đã được công nhận đủ điều kiện của cơ quan nhà nước hay chưa và đương nhiên bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu họ cung cấp những tài liệu để chứng minh về việc đảm bảo chất lượng.

– Đối với trường hợp nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để nghiên cứu:

  • Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để nghiên cứu;
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao hợp lệ);
  • Đề cương nghiên cứu kèm theo.

– Đối với trường hợp nhập khẩu để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu, hồ sơ gồm::

  • Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu;
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao hợp lệ);
  • Hợp đồng sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích xuất khẩu phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam về việc nhập hàng hóa để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu.

3. Trình tự thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

Sau khi chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật các bạn sẽ thực hiện thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, phụ gia thức ăn chăn nuôi như sau:

  • Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính tại Cục Chăn nuôi – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các hình thức nộp hồ sơ bạn có thể lựa chọn nộp trực tiếp, nộp qua đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến trên hệ thống của Bộ. Nhưng để thuận tiện và tránh gây mất nhiều thời gian của doanh nghiệp thì đối với những doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội các bạn nên đến nộp hồ sơ trực tiếp để được các chuyên viên kiểm tra hồ sơ, hướng dẫn và chỉnh sửa nếu có sai sót. Đối với những doanh nghiệp tại các tỉnh thành khác trên cả nước các bạn có thể nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến;
  • Sau khi nộp hồ sơ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ trả cho các bạn giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả. Đối với những trường hợp nộp qua đường bưu điện, nộp trực tuyến thì giấy hẹn sẽ được gửi qua địa chỉ email mà bạn đã đăng ký;
  • Chuyên viên phụ trách sẽ kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp của bộ hồ sơ, nếu bộ hồ sơ chưa đầy đủ và chưa hợp lệ chuyên viên sẽ yêu cầu bạn sửa đổi, bổ sung hồ sơ;
  • Trong thời gian không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Chăn nuôi sẽ có văn bản trả lời về việc chấp thuận cho nhập khẩu đối với trường hợp nhập khẩu để giới thiệu tại các hội chợ, triển lãm hoặc nghiên cứu, làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm;
  • Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu theo hợp đồng mà các bên đã ký Cục Chăn nuôi sẽ có văn bản trả lời về việc chấp thuận.

4. Kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu

Sau khi thức ăn chăn nuôi đã xin được giấy phép nhập khẩu và đã được đưa về bất kỳ một cảng nào tại Việt Nam thì thủ tục tiếp theo cần phải thực hiện đó là kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu.

Việc kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu sẽ bao gồm những nội dung sau:

  • Kiểm tra tiêu chuẩn công bố áp dụng: trong tiêu chuẩn công bố áp dụng của sản phẩm thức ăn chăn nuôi nhập khẩu phải có các nội dung bắt buộc phải có theo quy định của pháp luật hiện hành (các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để có thêm những nội dung chi tiết về tiêu chuẩn công bố áp dụng)
  • Kiểm tra nhãn hàng hóa: Tùy vào từng loại thức ăn mà các nội dung tối thiểu phải thể hiện trên nhãn hàng hóa thức ăn chăn nuôi nhập khẩu cũng khác nhau nhưng thường là các nội dung sau: tên của sản phẩm, tên thương mại, nguyên liệu, hướng dẫn sử dụng, những trường hợp khác thì sẽ có thêm nội dung: thành phần dinh dưỡng, bản chất và công dụng sản phẩm.
  • Kiểm tra Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; các quy định về kháng sinh, chất cấm sử dụng trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
  • Các trường hợp khác căn cứ theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra hoặc đề nghị của tổ chức, cá nhân có nhu cầu và tùy vào từng loại phân bón khác nhau mà sẽ bổ sung thêm những nội dung kiểm tra cho phù hợp.

Sau khi đã thực hiện kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu Cục Chăn nuôi sẽ cấp cho doanh nghiệp giấy xác nhận chất lượng và giám sát lô hàng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu, cụ thể:

  • Đối với lô hàng thức ăn chăn nuôi được áp dụng chế độ kiểm tra thông thường, chế độ kiểm tra chặt: Cục Chăn nuôi sẽ cấp giấy xác nhận chất lượng có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thử nghiệm.
  • Đối với lô hàng thức ăn chăn nuôi được áp dụng chế độ kiểm tra giảm có thời hạn: Cục Chăn nuôi sẽ cấp giấy xác nhận chất lượng có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra tại hiện trường.
  • Đối với lô hàng thức ăn chăn nuôi, thủy sản được áp dụng chế độ miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn: Cục Chăn nuôi sẽ cấp giấy xác nhận chất lượng trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng được xác nhận.

5. Thủ tục hải quan nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

Sau khi được cấp giấy xác nhận chất lượng lô hàng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu doanh nghiệp sẽ thực hiện thủ tục cuối cùng đó là hoàn tất thủ tục hải quan để thông quan lô hàng của mình, và vận chuyển lô hàng về doanh nghiệp, cụ thể thủ tục hải quan được thực hiện như sau:

Đầu tiên là khai và nộp tờ khai hải quan, để thực hiện thủ tục này các bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ gồm:

  • Tờ khai hải quan theo mẫu;
  • Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán;
  • Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức ;
  • Giấy phép nhập khẩu thức ăn chăn nuôi;
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Giấy xác nhận chất lượng lô hàng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu;
  • Chứng từ chứng minh doanh nghiệp đủ điều kiện nhập khẩu;
  • Tờ khai trị giá;
  • Hợp đồng ủy thác hoặc Thư ủy quyền.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

>>> Hồ sơ lưu hành thức ăn chăn nuôi có phải hợp pháp hóa lãnh sự?

>>> Quy định về thiết kế mẫu nhãn đối với thức ăn chăn nuôi nhập khẩu

>>> Tư vấn công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi

>>> Xin giấy chứng nhận lưu hành thức ăn chăn nuôi

Trên đây là tất cả những nội dung mà Luật Tiền Phong tư vấn cho các bạn về thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, phụ gia thức ăn chăn nuôi, qua bài viết này các bạn đã có được những thông tin rất cụ thể và chi tiết để có thể tự thực hiện. Nếu còn bất kỳ băn khoăn, thắc mắc hay muốn được chúng tôi hỗ trợ thực hiện hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386 để được các Luật sư và chuyên viên tư vấn cụ thể và chi tiết.

Luật sư Tiền Phong

Luật sư Tiền Phong

================

BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH – LUẬT TIỀN PHONG

Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386