• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

Tôi muốn đăng ký bảo hộ cho giống cây trồng của mình!

Luật Tiền Phong – Ứng dụng sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào ngành nông nghiệp, rất nhiều giống cây trồng mới được ra đời có khả năng thích ứng tốt, tăng trưởng cũng như cho năng suất, chất lượng cao. Những giống cây trồng ấy chính là kết quả của sự nghiên cứu, là tâm huyết của các nhà khoa học hoặc cũng có thể là từ chính những người nông dân một sương hai nắng quanh năm gắn bó với cây với cối với đất đai, ruộng đồng.

Vậy thành quả ấy của họ có thể được ghi nhận thông qua hình thức nào hay không?

Tôi muốn đăng ký bảo hộ cho giống cây trồng của mình

Tôi muốn đăng ký bảo hộ cho giống cây trồng của mình

1.  Điều kiện đăng ký bảo hộ giống cây trồng

Để được bảo hộ thì giống cây trồng phải đáp ứng được những điều kiện nhất định. Đó là tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định. Cụ thể về những điều kiện này ra sao, mời bạn xem thêm tại bài viết: https://luattienphong.vn/dieu-kien-bao-ho-giong-cay-trong/

2.  Hồ sơ đăng ký bảo hộ giống cây trồng

Để đăng ký bảo hộ giống cây trồng thì tổ chức, cá nhân cần nộp 01 bộ hồ sơ bao gồm những tài liệu như sau:

–  Tờ khai đăng ký (theo mẫu);

–  Ảnh chụp, tờ khai kỹ thuật (theo mẫu);

–  Giấy uỷ quyền nếu đơn được nộp thông qua đại diện;

–  Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người đăng ký là người được chuyển giao quyền đăng ký;

–  Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

–  Chứng từ nộp phí, lệ phí.

3.  Thủ tục thực hiện hồ sơ đăng ký bảo hộ giống cây trồng

– Bước 1: Nộp đơn đăng ký

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ theo hướng dẫn về hồ sơ như trên.

– Bước 2: Cục Trồng trọt tiếp nhận Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng mới

– Bước 3: Thẩm định hình thức đơn

Cán bộ xử lý đơn sẽ thẩm định hình thức đơn để xác định tính hợp lệ của đơn.

Nếu đơn hợp lệ thì tiếp tục xử lý theo quy định.

Nếu đơn không hợp lệ thì ra thông báo cho chủ đơn để sửa đổi hoặc bổ sung đơn.

– Bước 4: Công bố đơn hợp lệ

Nếu đơn được chấp thuận thì sẽ công bố đơn trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng.

– Bước 5: Thẩm định nội dung đơn

Thẩm định nội dung bao gồm các vấn đề : thẩm định tính mới, tên gọi của giống cây trồng; thẩm định kết quả khảo nghiệm kỹ thuật đối với giống cây trồng;

– Bước 6: Cấp bằng bảo hộ giống cây trồng và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ.

Đăng ký bảo hộ giống cây trồng không chỉ để bảo vệ cho quyền lợi hợp pháp của người tạo ra giống cây trồng đó mà còn là một trong những phương thức để quảng bá, phát triển rộng rãi giống cây đó trên thực tế. Chính vì vậy, hãy để Luật Tiền Phong giúp bạn. Chúng tôi sẽ tư vấn, hướng dẫn cụ thể về cách thức thực hiện và đại diện khách hàng thực hiện thủ tục tại cơ quan nhà nước thẩm quyền.

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ: 091 616 2618/ 0976 714 386

============================

CÔNG TY LUẬT TNHH TIỀN PHONG

Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386