• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

Tư vấn cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám bác sĩ gia đình

(Luật Tiền Phong) – Với kinh nghiệm thành lập nhiều bệnh viện cũng như các phòng khám chuyên khoa và đa khoa, chúng tôi xin tư vấn cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám bác sĩ gia đình theo quy định mới nhất hiện nay. Khách hàng có thể kết nối qua tổng đài 1900 6289 để được hỗ trợ.

Tư vấn cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám bác sĩ gia đình

Tư vấn cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám bác sĩ gia đình

1. Điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám bác sĩ gia đình

1.1. Cơ sở vật chất

 Việc xây dựng và thiết kế phải:

– Địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình;

– Xây dựng chắc chắn, đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa, làm vệ sinh;

– Phải có nơi đón tiếp người bệnh; có buồng khám bệnh, tư vấn sức khỏe diện tích ít nhất là 10 m2.

Ngoài ra, tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký, phòng khám còn phải đáp ứng thêm các điều kiện theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với hình thức tổ chức và phạm vi hoạt động chuyên môn đã đăng ký.

– Bảo đảm xử lý chất thải y tế, kiểm soát nhiễm khuẩn theo quy định của pháp luật;

– Có thiết bị để ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sức khỏe và khám bệnh, chữa bệnh.

– Bảo đảm có đủ điện, nước, khu vệ sinh và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.

1.2. Thuốc và trang thiết bị y tế

Có đủ trang thiết bị, dụng cụ y tế, thuốc phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà phòng khám đăng ký, trong đó ít nhất phải có hộp thuốc chống choáng và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa.

1.3. Nhân sự của phòng khám

–  Người chịu trách nhiệm chuyên môn của phòng khám phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ Đối với phòng khám bác sĩ gia đình đề nghị cấp giấy phép hoạt động trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, thì người chịu trách nhiệm chuyên môn của phòng khám phải là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề chuyên ngành y học gia đình và có thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng;

+ Đối với phòng khám bác sĩ gia đình đề nghị cấp giấy phép hoạt động từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, thì người chịu trách nhiệm chuyên môn của phòng khám phải là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề chuyên ngành y học gia đình, có thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng, trong đó có đủ 24 tháng khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành y học gia đình.

–  Người trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh và quản lý sức khỏe phải có chứng chỉ hành nghề bác sĩ gia đình;

–  Người làm việc chuyên môn của phòng khám phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với phạm vi chuyên môn hành nghề;

–  Ngoài các điều kiện quy định tại khoản này người hành nghề còn phải có giấy chứng nhận hoặc giấy xác nhận đã qua đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu kỹ thuật chuyên môn.

1.4. Phạm vi hoạt động chuyên môn

Phòng khám bác sĩ gia đình được thực hiện các hoạt động chuyên môn sau đây:

–  Khám bệnh, chữa bệnh:

  • Sơ cứu, cấp cứu;
  • Khám bệnh, chữa bệnh theo danh mục kỹ thuật đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
  • Quản lý sức khỏe toàn diện cho cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng;
  • Thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, sàng lọc phát hiện sớm bệnh tật;
  • Tham gia chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh;
  • Tham gia các dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ, chăm sóc cuối đời;
  • Thực hiện các kỹ thuật chuyên môn khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở điều kiện thực tế của phòng khám;
  • Được thực hiện các hoạt động sau tại gia đình người bệnh, bao gồm: khám bệnh, kê đơn thuốc một số bệnh thông thường; thực hiện một số thủ thuật: thay băng, cắt chỉ, lấy mẫu máu, mẫu nước tiểu để xét nghiệm, khí dung; được tiêm, truyền dịch trong trường hợp cấp cứu.

–  Phục hồi chức năng:

  • Tổ chức các hoạt động phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho các đối tượng có nhu cầu;
  • Thực hiện các kỹ thuật phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, luyện tập sức khỏe và dưỡng sinh cho người bệnh và cộng đồng.

–  Y học cổ truyền:

  • Khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền (dùng thuốc và không dùng thuốc);
  • Được sử dụng các thành phẩm thuốc y học cổ truyền do các cơ sở khác sản xuất đã được Bộ Y tế cấp đăng ký lưu hành để phục vụ cho việc khám bệnh, chữa bệnh;
  • Bào chế thuốc sống thành thuốc chín (thuốc phiến), cân thuốc thang cho người bệnh;

–  Phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu:

  • Tham gia giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh trong cộng đồng dân cư;
  • Tham gia các chương trình tiêm chủng, các chương trình quốc gia về y tế;
  • Hướng dẫn vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống bệnh truyền nhiễm và bệnh không lây nhiễm;
  • Tham gia quản lý bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, người cao tuổi, khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh tật; có hồ sơ theo dõi sức khỏe toàn diện liên tục cho cá nhân và gia đình theo quy định của Bộ Y tế.

–  Tư vấn sức khỏe:

  • Tư vấn về khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh, bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người dân và cộng đồng;
  • Tham gia truyền thông, giáo dục sức khỏe để góp phần nâng cao nhận thức của người dân về phòng bệnh tích cực và chủ động, phòng ngừa các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

–  Nghiên cứu khoa học và đào tạo

  • Nghiên cứu khoa học về y học gia đình và các vấn đề liên quan;
  • Tham gia công tác đào tạo chuyên ngành y học gia đình;
  • Tham gia các chương trình đào tạo liên tục của chuyên ngành y học gia đình để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn.

2. Hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám bác sĩ gia đình

Để xin giấy phép đối với phòng khám bác sĩ gia đình tư nhân độc lập, các bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm các tài liệu sau đây:

–  Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo mẫu do Luật Tiền Phong cung cấp.

–  Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

–  Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của tất cả người hành nghề và danh sách người đăng ký hành nghề của phòng khám;

–  Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, của phòng khám;

–  Hồ sơ nhân sự của người làm việc chuyên môn y tế tại phòng khám nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề;

–  Tài liệu chứng minh phòng khám đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám;

–  Bản sao có chứng thực hợp đồng với công ty dịch vụ hàng không để vận chuyển người bệnh đối với cơ sở dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh ra nước ngoài – nếu có.

–  Bản sao có chứng thực hợp đồng vận chuyển người bệnh đối với bệnh viện không có phương tiện vận chuyển cấp cứu;

–  Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn: Phòng khám đề xuất phạm vi hoạt động chuyên môn, danh mục kỹ thuật dự kiến thực hiện trên cơ sở danh mục kỹ thuật chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

Các bạn có thể tham khảo bài viết của chúng tôi về trình tự thủ tục cấp giấy phép hoạt động đến phòng khám bác sĩ gia đình tại bài viết sau.

Nếu bạn cần tư vấn về hồ sơ hoặc đề nghị được hỗ trợ trọn gói trong việc xin giấy phép hoạt động của bác sĩ gia đình vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 6289.

 ================

BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT – LUẬT TIỀN PHONG

Hotline: 1900 6289

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Tầng 25B1, toà nhà Bình Vượng, số 200, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386