• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

Vi phạm quyền đối với bí mật kinh doanh và chế tài xử lý

(Luật Tiền Phong) – Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh,  là một loại tài sản trí tuệ mang lại nhiều ưu thế cho doanh nghiệp sở hữu. Vậy hành vi nào bị coi là vi phạm quyền đối với bí mật kinh doanh? Luật Tiền Phong sẽ giải đáp câu hỏi đó qua bài viết “Vi phạm quyền đối với bí mật kinh doanh và chế tài xử lý” dưới đây.

Vi phạm quyền đối với bí mật kinh doanh và chế tài xử lý

Vi phạm quyền đối với bí mật kinh doanh và chế tài xử lý

1. Thông tin nào được coi là bí mật kinh doanh?

Tại khoản 23 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ có định nghĩa: 

“Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.”

Tuy nhiên không phải thông tin nào thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh cũng được coi là bí mật kinh doanh. Theo đó, để một thông tin đó được coi là bí mật kinh doanh khi nó đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Không phải là hiểu biết thông thường;
  • Có khả năng áp dụng trong kinh doanh và khi được sử dụng sẽ tạo cho người nắm giữ thông tin đó có lợi thế hơn so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng thông tin đó;
  • Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thông tin đó không bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được.

2. Hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh

Bản chất của bí mật kinh doanh là sản phẩm trí tuệ của cá nhân, tổ chức và mang lại giá trị cho người nắm giữ thông tin đó. Chính vì vậy, những hành vi nào xâm phạm đến điều này đều sẽ có chế tài xử phạt. Và những hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh, bao gồm:

  • Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó;
  • Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;
  • Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh;
  • Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền;
  • Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi quy định tại các điểm đã nêu trên;
  • Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật theo quy định tại Điều 128 của Luật Sở hữu trí tuệ

“Điều 128. Nghĩa vụ bảo mật dữ liệu thử nghiệm

1. Trong trường hợp pháp luật có quy định người nộp đơn xin cấp phép kinh doanh, lưu hành dược phẩm, nông hóa phẩm phải cung cấp kết quả thử nghiệm hoặc bất kỳ dữ liệu nào khác là bí mật kinh doanh thu được do đầu tư công sức đáng kể và người nộp đơn có yêu cầu giữ bí mật các thông tin đó thì cơ quan có thẩm quyền cấp phép có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp cần thiết để các dữ liệu đó không bị sử dụng nhằm mục đích thương mại không lành mạnh và không bị bộc lộ, trừ trường hợp việc bộc lộ là cần thiết nhằm bảo vệ công chúng.

2. Kể từ khi dữ liệu bí mật trong đơn xin cấp phép được nộp cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này đến hết năm năm kể từ ngày người nộp đơn được cấp phép, cơ quan đó không được cấp phép cho bất kỳ người nào nộp đơn muộn hơn nếu trong đơn sử dụng dữ liệu bí mật nêu trên mà không được sự đồng ý của người nộp dữ liệu đó, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 3 Điều 125 của Luật này.”

3. Chế tài xử lý vi phạm bí mật kinh doanh

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  • Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh đó;
  • Tiết lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh;
  • Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập và làm lộ thông tin thuộc bí mật kinh doanh của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;
  • Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người khác khi người này làm thủ tục theo quy định của pháp luật liên quan đến kinh doanh, làm thủ tục lưu hành sản phẩm hoặc bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan nhà nước hoặc sử dụng những thông tin đó nhằm mục đích kinh doanh, xin cấp giấy phép liên quan đến kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm.

Ngoài việc xử phạt hành chính như trên, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

Việc vi phạm và bị xử lý là điều mà không doanh nghiệp hay tổ chức, cá nhân nào mong muốn. Chính vì vậy, có một đơn vị tư vấn về những vấn đề này, về những gì được làm, những gì không được làm,…là một trong những cách để giảm thiểu tối đa  những rủi ro. Và Luật Tiền Phong hoàn toàn có thể đáp ứng được những điều đó. Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất. Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ 091 616 2618/ 0976 714 386!

============================

CÔNG TY LUẬT TNHH TIỀN PHONG

Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386