Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phân chia tài sản khi ly hôn

Luật Tiền Phong tư vấn phân chia tài sản khi ly hôn

Vợ chồng cùng có nghĩa vụ xây dựng, tạo lập và phát triển kinh tế để duy trì cuộc sống vật chất và tinh thần của gia đình. Cũng chính vì lẽ đó mà khi ly hôn tài sản được phân chia theo thỏa thuận của vợ, chồng, nếu không có thỏa thuận thì Tòa án quyết định việc phân chia tài sản khi ly hôn dựa trên một số yếu tố trong đó có bao gồm yếu tố lỗi của một trong hai bên.

Phân chia tài sản khi ly hôn
Phân chia tài sản khi ly hôn

1.  Nguyên tắc phân chia tài sản khi ly hôn

Theo quy định của pháp luật, vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản khi ly hôn. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định, tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án xử lý như sau:

–      Trường hợp không có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng hoặc văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn;

–      Trường hợp có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và văn bản này không bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng các nội dung của văn bản thỏa thuận để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Đối với những vấn đề không được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu thì áp dụng các quy định tương ứng tại của Luật hôn nhân và gia đình để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

Tòa án phải xác định vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba hay không để đưa người thứ ba vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

2.  Các yếu tố ảnh hưởng đến phân chia tài sản vợ chồng

Thông thường tài sản của vợ chồng khi ly hôn sẽ được chia đôi, tuy nhiên tùy từng trường hợp mà Tòa án sẽ tính đến các yếu tố sau:

–    Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

–   Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

–    Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

–    Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng”.

Đây là một quy định hợp lý và thể hiện sự công bằng. Nếu một trong hai bên vợ hoặc chồng không lo làm ăn, không lo lắng, chăm lo cho kinh tế gia đình, không quan tâm đến các thành viên trong gia đình mà chỉ ăn chơi, bòn rút tiền của gia đình gây nợ nần; hoặc vợ/chồng có hành vi ngoại tình – vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng; có hành vi bạo lực gia đình hay xúc phạm danh dự, nhân phẩm thì sẽ được Tòa án xem xét trong việc phân chia tài sản. Người nào có lỗi nhiều hơn thì sẽ được nhận phần tài sản ít hơn. Có như vậy mới phòng ngừa được vi phạm pháp luật về hôn nhân gia đình.

Luật Tiền Phong sẽ giúp các bạn:

–    Đưa ra các yêu cầu phân chia tài sản khi ly hôn;

–    Hỗ trợ thu thập tài liệu chứng cứ chứng minh tài sản;

–    Hỗ trợ tài liệu chứng minh yếu tố lỗi của vợ/chồng;

–    Tư vấn giải pháp giải quyết vướng mắc về tài sản khi ly hôn;

–    Sang tên tài sản khi vợ chồng đạt được thỏa thuận;

Luật Tiền Phong tư vấn pháp luật và cung cấp các dịch vụ pháp lý. Liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 091 616 2618/ 0976 714 386 để được tư vấn pháp luật miễn phí.

Trân trọng!

=============================

CÔNG TY LUẬT TNHH TIỀN PHONG

Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *