Đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Luật Tiền Phong –  Thực trạng kết hôn với người nước ngoài hiện nay ngày càng phổ biến, đặc biệt là xu hướng  lấy chồng ngoại của phụ nữ Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được các quy định về thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài dẫn đến việc phải đi lại nhiều gây mất thời gian, tiền bạc và công sức. Với mong muốn cung cấp thông tin cho các bạn đang có nhu cầu kết hôn với người nước ngoài, Luật Tiền Phong xin gửi đến quý khách hàng bài viết sau.

1.  Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Theo quy định cũ thì UBND cấp tỉnh có thẩm quyền đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài. Tuy nhiên Luật Hộ tịch 2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 có sự thay đổi, theo đó thẩm quyền này thuộc về UBND quận/huyện. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích người nước ngoài vào làm ăn, sinh sống, kết hôn và học tập tại Việt Nam.

Đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Đăng ký kết hôn với người nước ngoài

2.  Hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Khi tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

Đối với người Việt Nam:

  • CMND, sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực);
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (được cấp có hiệu lực trong vòng 6 tháng);
  • Giấy khám sức khỏe;
  • Tờ khai.

Đối với người nước ngoài:

  • Hộ chiếu/giấy tờ đi lại quốc tế/ thẻ cư trú. (bản sao dịch và có chứng thực của Sở Tư Pháp);
  • Giấy tờ tương đương xác nhận tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
  • Giấy khám sức khỏe (được cấp có hiệu lực trong vòng 6 tháng);
  • Tờ khai.

3.  Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Bước 1: Hai bên nam nữ nộp hồ sơ theo mục 1 tại cơ quan đăng ký hộ tịch

Bước 2:  Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch có trách nhiệm xác minh, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.

Bước 3:  Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân, công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

Trên đây là toàn bộ quy trình đăng ký kết hôn với người nước ngoài theo quy định của pháp luật. Nếu bạn đang gặp vướng mắc, khó khăn với thủ tục này hãy liên hệ ngay với chúng tôi  để Luật Tiền Phong hỗ trợ bạn hoàn thiện hồ sơ, thủ tục kết hôn trong thời gian nhanh chóng, đảm bảo uy tín, chắc chắn sẽ làm hài lòng quý khách.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *