• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

ĐIỀU KIỆN ĐỂ DI CHÚC CÓ HIỆU LỰC MỚI NHẤT 2024

Luật Tiền Phong – Di chúc là một tài liệu quan trọng định rõ sự phân chia tài sản và tài sản của một người sau khi họ qua đời. Tuy nhiên, để di chúc có hiệu lực và không gây ra tranh chấp pháp lý sau này, người lập di chúc cần phải tuân theo một số điều kiện và quy định cụ thể.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét các điều kiện cần thiết để một di chúc được xem xét là hợp pháp và có giá trị pháp lý.

1. Khái niệm về di chúc

Căn cứ Điều 646 Bộ luật dân sự 2015 thì: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”.

Như vậy, có thể hiểu di chúc là sự thể hiện ý chí của chính cá nhân lập di chúc, pháp luật tôn trọng và bảo vệ ý chí tự nguyện của cá nhân cho đến khi họ chết đi. Mục đích của việc lập di chúc là chuyển tài sản – hay là di sản của mình sang cho một hoặc nhiều người khác và di chúc chỉ có hiệu lực khi người lập di chúc chết.

Di chúc là hành vi pháp lý đơn phương của người lập di chúc, do đó di chúc cần phải tuân theo các quy định của pháp luật để đảm bảo di chúc có hiệu lực. Như vậy, di chúc chỉ có hiệu lực khi thỏa mãn các điều kiện do pháp luật quy định và người lập di chúc đã chết.

2. Các điều kiện để di chúc có hiệu lực

Điều kiện để di chúc có hiệu lực

2.1. Điều kiện về năng lực chủ thể của di chúc

Theo quy định tại Điều 625 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người được quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình là:

– Người thành niên có đầu óc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

– Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc và di chúc phải được lập thành văn bản. Sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ ở đây là đồng ý cho họ lập di chúc còn về nội dung di chúc thì người lập được toàn quyền quyết định.

2.2. Điều kiện về ý chí của người lập di chúc

Người lập di chúc phải tự nguyện khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép. Đây là một trong những điều kiện nhằm đảm bảo di chúc thể hiện đúng nguyện vọng, sự định đoạt, quyết định của người lập di chúc về việc dịch chuyển tài sản của mình sau khi chết.

– Cưỡng ép người lập di chúc có thể là sự cưỡng ép về thể chất hoặc về tinh thần như cưỡng ép người lập di chúc phân định di sản cho người này nhiều, người kia ít đi ….

– Lừa dối người lập di chúc có thể được thực hiện thông qua việc đưa thông tin sai lệch để cho người có tài sản tin rằng một người đã chết hoặc đã mất tích nên không để lại di sản cho người đó mà để lại di sản cho người khác,…

– Đe dọa là hành vi cố ý của một bên làm cho người lập di chúc sợ hãi mà phải thực hiện việc phân chia di sản trong di chúc theo ý muốn của bên đe dọa nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản … của mình hoặc của những người thân thích. Thực tế cho thấy, người lập di chúc không bao giờ bị thiệt hại về tài sản, vì khi chết, họ không thể mang theo được tài sản mà họ đang có và cũng chỉ khi người để lại di sản chết thì di chúc mới phát sinh hiệu lực. Vì vậy, đối với đe dọa trong việc lập di chúc thì người bị thiệt hại về tài sản sẽ là những người thân thích của người lập di chúc. Trong trường hợp người lập di chúc bị đe dọa thì di chúc đó bị vô hiệu, không phát sinh hiệu lực pháp luật.

2.3. Điều kiện về nội dung của di chúc

Tại Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định về các nội dung chủ yếu trong 01 bản di chúc.Các nội dung cần có trong 1 bản di chúc Nội dung của di chúc là sự thể hiện ý chí của người lập di chúc về việc định đoạt tài sản của mình cho những người thừa kế, phân chia di sản thừa kế, giao nghĩa vụ cho người thừa kế. Vì vậy, ngoài những nội dung trên thì di chúc còn có thể có các nội dung khác để cụ thể hơn ý chí của mình như: chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ; xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; xác định ai là người phụ trách quản lý di sản …

2.4. Điều kiện về hình thức của di chúc

Hình thức của di chúc là phương tiện để biểu hiện ý chí của người lập di chúc. Căn cứ theo quy định tại Điều 627 Bộ luật Dân sự 2015 thì di chúc phải được lập thành văn bản, nếu như không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

a, Đối với di chúc bằng văn bản:

– Các loại di chúc bằng văn bản bao gồm: Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản có công chứng; Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

– Đối với di chúc không có người làm chứng thì người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc. Trường hợp người lập di chúc không thể tự mình viết di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết, đánh máy nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.

b, Đối với di chúc miệng:

– Là sự bày tỏ ý chí của người để lại di sản thừa kế lúc còn sống bằng lời nói trong việc định đoạt khối di sản của mình cho người khác sau khi mình chết.

– Di chúc miệng chỉ được công nhận là hợp pháp khi người lập di chúc ở trong tình trạng tính mạng bị đe dọa nghiêm trọng mà không thể lập di chúc viết được. Người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.

– Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng (khoản 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015). Sau 3 tháng kể từ ngày lập di chúc miệng nếu người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng hủy bỏ (khoản 1 Điều 629 Bộ luật Dân sự 2015).

3. Hiệu lực pháp luật của di chúc

Khi người để lại di chúc chết thì di chúc mới có hiệu lực. Đồng thời, thời điểm người có tài sản chết thì Điều 611 Bộ luật Dân sự định nghĩa đây là thời điểm mở thừa kế.

Ta có thể tổng kết theo bảng dưới đây về trường hợp di chúc có hiệu lực và di chúc không có hiệu lực:

Di chúc có hiệu lực từ thời điểm
mở thừa kế:
 Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:
– Về thời điểm có hiệu lực của di chúc, khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Đồng nghĩa, di chúc sẽ có hiệu lực tại thời điểm người để lại di chúc chết.

– Đặc biệt, kể từ thời điểm người để lại di chúc chết, nếu di chúc đó bị thất lạc hoặc bị hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ, toàn bộ mong muốn của người lập di chúc và cũng không có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc thì sẽ coi như không có di chúc.

– Như vậy, di chúc có hiệu lực kể từ thời điểm mở thừa kế – thời điểm người để lại di chúc chết. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, trước khi xác định di chúc có hiệu lực khi nào, người thừa kế và các người có quyền, nghĩa vụ liên quan cần xác định di chúc đó có hợp pháp không.

 

– Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;

– Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

– Di chúc sẽ không có hiệu lực nếu di sản để lại cho   người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu   di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần  di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực;

– Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực;

– Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc cuối cùng có hiệu lực.

Có thể bạn quan tâm:

Trên đây là bài chia sẻ, tư vấn về ĐIỀU KIỆN ĐỂ DI CHÚC CÓ HIỆU LỰC của Luật Tiền Phong. Chúng tôi mong rằng những chia sẻ trên giúp cho khách hàng có thêm những thông tin và hiểu biết cơ bản về thủ tục này.

===================

BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT – LUẬT TIỀN PHONG

Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Tầng 3, tòa nhà Bình Vượng, số 200, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386