Hôn nhân có yếu tố nước ngoài chưa đăng ký kết hôn thì thủ tục khai sinh cho con như nào?

(Luật Tiền Phong) – Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài khá phức tạp, dẫn đến nhiều cặp vợ chồng đã không đăng ký kết hôn và khi họ có con chung thì gặp nhiều khó khăn khi làm giấy khai sinh cho con để bố, mẹ được đứng tên trong giấy khai sinh của con. Vì vậy, Luật Tiền Phong xin giới thiệu đến quý khách hàng trình tự thủ tục khai sinh cho con khi hôn nhân có yếu tố nước ngoài nhưng chưa đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền.

Hôn nhân có yếu tố nước ngoài chưa đăng ký kết hôn thì thủ tục khai sinh cho con như thế nào
Hôn nhân có yếu tố nước ngoài chưa đăng ký kết hôn thì thủ tục khai sinh cho con như thế nào

KHÁCH HÀNG HỎI:

“Chào luật sư, tôi là người Việt Nam, chồng tôi là người Trung Quốc, đầu tháng này tôi có sinh em bé, tuy nhiên, hiện tại tôi và chồng tôi chưa đăng ký kết hôn, đến tháng sau chúng tôi mới đi đăng ký kết hôn. Vậy bây giờ tôi muốn làm khai sinh cho con của chúng tôi có cả tên tôi và chồng tôi được hay không và nếu được thì thủ tục tiến hành như thế nào? Mong luật sư tư vấn giúp!”

LUẬT TIỀN PHONG TRẢ LỜI:

Với câu hỏi của bạn, luật sư công ty Luật Tiền Phong tư vấn cho bạn như sau:

1.  Căn cứ pháp lý

Về quan hệ pháp luật chỉnh về quyền và nghĩa vụ giữa bố, mẹ và con khi bố, mẹ chưa đăng ký kết hôn được xác định theo khoản 2 Điều 68 Luật HN&GĐ 2014 quy định:

Điều 68. Bảo vệ quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con

…2. Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.”

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 122  Luật HN&GĐ 2014 thì việc áp dụng pháp luật đối với hôn nhân có yếu tố nước ngoài:

Điều 122. Áp dụng pháp luật đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

1.  Các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.

Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

2.  Trong trường hợp Luật này, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam có dẫn chiếu về việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài được áp dụng, nếu việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản được quy định tại Điều 2 của Luật này.

Trong trường hợp pháp luật nước ngoài dẫn chiếu trở lại pháp luật Việt Nam thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam.

3.  Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có dẫn chiếu về việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài được áp dụng.”

Như vậy, trường hợp con được sinh ra không phải trong thời kỳ hôn nhân và có thêm yếu tố nước ngoài thì quyền và nghĩa vụ giữa cha, mẹ và con vẫn được giải quyết theo các quy định về quan hệ giữa cha, mẹ và con trong luật HN&GĐ 2014, luật hộ tịch 2014, và các văn bản pháp luật hướng dẫn như Nghị định số: 123/2015/NĐ-CP, Thông tư 15/2015/TT-BTP.

2.  Quyền xác định cha mẹ cho con và ghi tên cha mẹ trong giấy khai sinh của con

Liên quan đến đăng kí hộ tịch, làm giấy khai sinh cho con, dù hai người chưa đăng ký kết hôn nhưng theo pháp luật Việt Nam thì việc xác định cha, mẹ cho con dựa vào huyết thống mà không phải dựa vào tình trạng pháp lý về hôn nhân của cha mẹ, nên cha, mẹ hoàn toàn có quyền làm giấy khai sinh cho con và đứng tên trên giấy khai sinh của con dù cả hai chưa làm thủ tục đăng ký kết hôn, việc xác nhận tên của cả cha, mẹ vào Giấy khai sinh của con sẽ được thực hiện theo 1 trong 2 phương án sau:

Phương án 1: Tiến hành thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ và con theo điều 25 Luật hộ tịch:

– Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt…

Trong trường hợp này, bạn tiến hành các thủ tục nhận cha, mẹ cho con, để trên giấy khai sinh của con sẽ có tên của bạn và chồng của bạn có quốc tịch Trung Quốc.

Phương án 2: Trong 1 số trường hợp đặc biệt có thể xác định được mối quan hệ giữa cha, mẹ và con theo Điều 13 thông tư 15/2015/ TT-BTP quy định:

– Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, đã được đăng ký khai sinh không có thông tin về người cha, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con mà làm thủ tục bổ sung hộ tịch để ghi bổ sung thông tin về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con.

– Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, chưa được đăng ký khai sinh mà khi đăng ký khai sinh, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì thông tin về người cha được ghi ngay vào Giấy khai sinh của người con mà không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con.

Như vậy, sau khi tiến hành xác nhận thủ tục nhận cha, mẹ và con, bạn sẽ được điền đầy đủ những thông tin có liên quan về hôn nhân và gia đình trong Giấy khai sinh của con.

3.  Trình tự, thủ tục và thẩm quyền đăng ký khai sinh cho con

Thẩm quyền giải quyết việc khai sinh trong trường hợp làm thủ tục nhận cha (là người nước ngoài) cho con:

Đối với quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết các vấn đề thuộc về UBND cấp huyện nơi người mẹ cư trú. Theo khoản 2 điều 7 luật hộ tịch 2014 quy định:

Điều 7. Thẩm quyền đăng ký hộ tịch

….2. Ủy ban nhân dân cấp huyện đăng ký hộ tịch trong các trường hợp sau, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này:

a) Đăng ký sự kiện hộ tịch quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật này có yếu tố nước ngoài;…”

Điều 35. Thẩm quyền đăng ký khai sinh

Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em trong các trường hợp sau đây:

1.  Trẻ em được sinh ra tại Việt Nam:

a) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;…”

Trường hợp bạn lựa chọn đăng ký khai sinh cho con chưa ghi tên người cha (đợi đăng ký kết hôn xong mới tiến hành) thì khai sinh cho cháu ở UBND cấp xã, phường nơi bạn cư trú nhé.

Trình tự, thủ tục nhận cha, mẹ, con (cha là người nước ngoài:

Khi đăng ký khai sinh cho trẻ em mà có người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con thì cơ quan đăng ký hộ tịch kết hợp giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ gồm các tài liệu sau tại UBND quận, huyện nơi cư trú của mẹ:

  • Tờ khai đăng ký khai sinh và Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
  • Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay Giấy chứng sinh. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.;
  • Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con như văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con; trường hợp không có văn bản trên thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng…
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân của cha, mẹ. (Trong đó, giấy tờ của người nước ngoài phải được công chứng, dịch thuật hoặc phải được hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam.)

Bước 2: Xử lý hồ sơ và trả kết quả

Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.

Theo đó, nội dung khai sinh bao gồm:

  • Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;
  • Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;
  • Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.

Bước 3: Nhận kết quả

Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.

4.  Dịch vụ hỗ trợ của Luật Tiền Phong

Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực thực hiện các thủ tục hành chính, đặc biệt là dịch vụ hỗ trợ khách hàng thực hiện thủ tục làm giấy khai sinh kết hợp đăng ký hộ tịch cho con trong trường nhận cha, mẹ cho con khi con sinh ra không trong thời kỳ hôn nhân đối với khách hàng là người Việt Nam hay người nước ngoài. Với đội ngũ luật sư và chuyên viên giàu kinh nghiệm, chúng tôi luôn hướng tới sự hài lòng của khách hàng, cùng với hiệu quả công việc được tiến hành nhanh chóng. Chúng tôi tự tin là một trong những nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu hiện nay, đảm bảo quyền lợi khách hàng được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, hãy liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ:

–  Chúng tôi thay mặt khách hàng công chứng dịch thuật các giấy tờ, tài liệu nhân thân của người nước ngoài;

–  Chúng tôi sẽ thay mặt thực hiện các trình tự , thủ tục tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

>>> Tư vấn thủ tục kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam

>>> Thủ tục đăng ký khai sinh tại cơ quan đại diện ngoại giao

>>> Thủ tục cải chính hộ tịch tại cơ quan đại diện ngoại giao

Trên đây là nội dung tư vấn của luật sư, hy vọng giúp bạn làm sáng tỏ vấn đề mà bạn đang quan tâm, nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn chi tiết hơn nữa, vui lòng kết nối đến điện thoại 091 6162 618 hoặc email contact@luattienphong.vn để được hỗ trợ.

Thân chúc bạn và gia đình bình an, con của bạn sớm được khai sinh.

==========================

Công ty Luật TNHH Tiền Phong

Điện thoại tư vấn: 091.6162.618 và 097.8972.587

Email: Contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Tầng 3, tòa nhà Bình Vượng, số 200, đường Quang Trung, phường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.