CÂU HỎI: Xin chào ban tư vấn pháp luật Luật Tiền Phong, tôi tên là Nguyễn Thị X, hiện tôi đang là sinh viên của trường Đại học Y Hà Nội. Tôi xin nhờ luật sư tư vấn nội dung như sau: “Những hành vi nào bị cấm trong hành nghề khám bệnh chữa bệnh.”
TRẢ LỜI:
(Luật Tiền Phong) – Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật Tiền Phong. Dưới đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về các hành vi bị cấm trong khám chữa bệnh theo quy định pháp luật hiện hành:
1. Căn cứ pháp lý
- Luật khám bệnh, chữa bệnh số: 15/2023/QH15.
2. Các hành vi bị cấm trong khám chữa bệnh
Y sỹ, bác sỹ là những người không chỉ mang lại sự an tâm và tia hy vọng cho bệnh nhân, mà còn phải tuân thủ đạo đức nghề nghiệp trong việc hành nghề y. Để đảm bảo chất lượng và tính an toàn trong khám chữa bệnh, Luật Khám bệnh, Chữa bệnh quy định rõ 21 hành vi bị cấm đối với người hành nghề. Những hành vi này bao gồm:
Thứ nhất: Nhóm hành vi xâm phạm quyền của người bệnh
- Xâm phạm quyền của người bệnh.
- Từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứu người bệnh, trừ trường hợp được quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh.
Thứ hai: Nhóm hành vi vi phạm quy định hành nghề
- Khám bệnh, chữa bệnh mà không đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 19 của Luật khám bệnh, chữa bệnh.
- Khám bệnh, chữa bệnh không đúng phạm vi hành nghề hoặc phạm vi hoạt động được cơ quan có thẩm quyền cho phép, trừ trường hợp cấp cứu hoặc thực hiện khám bệnh, chữa bệnh theo huy động, điều động của cơ quan có thẩm quyền khi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp.
- Hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ngoài thời gian, địa điểm đã đăng ký hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi là đăng ký hành nghề), trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật khám bệnh, chữa bệnh.
- Không tuân thủ quy định về chuyên môn kỹ thuật; áp dụng phương pháp, kỹ thuật chuyên môn, sử dụng thiết bị y tế chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
- Kê đơn, chỉ định sử dụng thuốc chưa được cấp phép lưu hành theo quy định của pháp luật về dược trong khám bệnh, chữa bệnh.
Thứ ba: Nhóm hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp
- Có hành vi nhũng nhiễu trong khám bệnh, chữa bệnh.
- Kê đơn thuốc, chỉ định thực hiện các dịch vụ kỹ thuật, thiết bị y tế, gợi ý chuyển người bệnh tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác hoặc có hành vi khác nhằm trục lợi.
- Tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ bệnh án nhằm làm sai lệch thông tin về khám bệnh, chữa bệnh hoặc lập hồ sơ bệnh án giả hoặc lập hồ sơ bệnh án và các giấy tờ khống khác về kết quả khám bệnh, chữa bệnh.
Thứ tư: Nhóm hành vi khác bị cấm
- Người hành nghề bán thuốc dưới mọi hình thức, trừ các trường hợp sau đây:
- Bác sỹ y học cổ truyền, y sỹ y học cổ truyền, lương y bán thuốc cổ truyền;
- Người có bài thuốc gia truyền bán thuốc theo bài thuốc gia truyền thuộc quyền sở hữu của mình đã được đăng ký.
Các trường hợp được bán thuốc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép hoạt động.
- Sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác, ma túy, thuốc lá tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc trong khi khám bệnh, chữa bệnh.
- Sử dụng hình thức mê tín, dị đoan trong khám bệnh, chữa bệnh.
- Từ chối tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh khi có thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp theo quyết định huy động, điều động của cơ quan, người có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 47 của Luật khám bệnh, chữa bệnh.
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Không có giấy phép hoạt động;
- Đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động;
- Không đúng phạm vi hoạt động chuyên môn cho phép, trừ trường hợp cấp cứu hoặc thực hiện khám bệnh, chữa bệnh theo quyết định huy động, điều động của cơ quan, người có thẩm quyền khi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp.
- Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn giấy phép hành nghề hoặc giấy phép hoạt động.
- Lợi dụng hình ảnh, tư cách của người hành nghề để phát ngôn, tuyên truyền, khuyến khích người bệnh sử dụng phương pháp khám bệnh, chữa bệnh chưa được công nhận.
- Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người hành nghề và người khác làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc pháhoại, hủy hoại tài sản của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Ngăn cản người bệnh thuộc trường hợp bắt buộc chữa bệnh vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc cố ý thực hiện bắt buộc chữa bệnh đối với người không thuộc trường hợp bắt buộc chữa bệnh.
- Quảng cáo vượt quá phạm vi hành nghề hoặc vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; lợi dụng kiến thức y học để quảng cáo gian dối về khám bệnh, chữa bệnh.
- Đăng tải các thông tin mang tính quy kết về trách nhiệm của người hành nghề, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi xảy ra sự cố y khoa mà chưa có kết luận của cơ quan có thẩm quyền.
3. Hình thức xử phạt đối với các hành vi vi phạm
Theo quy định của Luật Khám bệnh, Chữa bệnh, những hành vi vi phạm các điều cấm này sẽ bị xử lý theo nhiều hình thức tùy thuộc vào mức độ vi phạm, bao gồm:
Thứ nhât: Xử phạt hành chính
Nghị định số 117/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Các mức xử phạt cụ thể sẽ phụ thuộc vào từng hành vi và mức độ nghiêm trọng của vi phạm. Dưới đây là một số mức xử phạt điển hình theo Nghị định này:
- Phạt tiền: Tùy thuộc vào mức độ và hành vi vi phạm, các cá nhân hoặc tổ chức vi phạm có thể bị phạt tiền từ vài triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng. Cụ thể:
- Vi phạm quy định về cấp cứu bệnh nhân, như cố ý chậm cấp cứu người bệnh, có thể bị phạt từ 20.000.000 đến 40.000.000 đồng.
- Hành vi khám, chữa bệnh không đúng phạm vi hoạt động hoặc không có giấy phép có thể bị phạt từ 30.000.000 đến 50.000.000 đồng.
- Sử dụng rượu, bia, chất kích thích khi hành nghề có thể bị phạt từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng.
- Tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề: Ngoài việc bị phạt tiền, người vi phạm có thể bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hoạt động từ 3 đến 12 tháng tùy theo tính chất của vi phạm.
Thứ hai: Xử lý hình sự:
Đối với các hành vi vi phạm nghiêm trọng có ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của bệnh nhân, như giả mạo hồ sơ bệnh án, che giấu sai phạm gây ra chết người hoặc thương tích, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các mức phạt như phạt tù hoặc cấm hành nghề vĩnh viễn (Điều 315 Bộ Luật Hình sự 2015).
Ví dụ, trong trường hợp tẩy xóa hoặc giả mạo hồ sơ bệnh án nhằm che giấu lỗi y khoa gây chết người, hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự, với mức án có thể từ 1 đến 5 năm tù tùy theo tính chất nghiêm trọng của hành vi
Thứ ba: Kỷ luật nghề nghiệp:
Ngoài các hình phạt theo quy định pháp luật, người hành nghề vi phạm còn có thể bị xử lý kỷ luật nội bộ tại nơi làm việc, như bị sa thải, tạm đình chỉ công tác hoặc mất tư cách hành nghề nếu cơ quan chủ quản phát hiện ra vi phạm nghiêm trọng về đạo đức nghề nghiệp hoặc chuyên môn.
4. Tầm quan trọng của việc tuân thủ quy định
Việc tuân thủ các quy định của Luật Khám bệnh, Chữa bệnh không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi và sức khỏe của người bệnh mà còn đảm bảo uy tín và trách nhiệm đạo đức của những người hành nghề y. Đặc biệt, trong môi trường y tế, nơi mà mỗi quyết định của người hành nghề có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người, việc tuân thủ quy định là tối quan trọng để duy trì niềm tin của xã hội vào hệ thống y tế.
5. Luật Tiền Phong mang đến lợi ích gì cho bạn?
Là đơn vị tư vấn luật thành lập từ năm 2011 với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, Luật Tiền Phong sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ bạn trong mọi vấn đề liên quan đến pháp luật y tế, bao gồm việc lập và nộp hồ sơ cho các thủ tục hành chính liên quan đến y tế. Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn những dịch vụ tư vấn pháp lý chất lượng nhất..
Trên đây là bài chia sẻ về Những hành vi nào bị cấm trong khám chữa bệnh? của Luật Tiền Phong. Nếu có bất cứ câu hỏi nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn.
==========================
Công ty Luật TNHH Tiền Phong
Điện thoại tư vấn: 091.6162.618 và 097.8972.587
Email: Contact@luattienphong.vn
Địa chỉ: Tầng 3, tòa nhà Bình Vượng, số 200, đường Quang Trung, phường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Chuyên viên Nguyễn Thị Xim chuyên về GP con của LTP. Thế mạnh của CV là sự thông minh, linh hoạt và đạo đức trong công việc.