Quy định mới nhất về vấn đề thu hồi đất 2025

(Luật Tiền Phong) Luật Đất đai mới sửa đổi được thông qua ngày 18/1/2024 tại kỳ họp Quốc Hội bất thường khóa 15. Luật gồm 16 Chương, 260 Điều, trong đó sửa đổi, bổ sung 180/212 Điều của Luật Đất đai năm 2013 và bổ sung mới 78 Điều. Luật có hiệu lực từ ngày 01/01/2025. Tuy nhiên sẽ quy định hiệu lực sớm đối với Điều 190 (hoạt động lấn biển) và Điều 248 Luật Đất đai 2024 (sửa đổi Luật Lâm nghiệp) từ ngày 01/4/2024. Một trong số những quy định đổi mới nổi bật của Luật Đất đai là Quy định về thu hồi đất (bao gồm các quy định về căn cứ, thẩm quyền, trình tự thủ tục thu hồi đất và chính sách bồi thường, hỗ trợ).

Thu hồi đấtCụ thể, Luật Tiền Phong trình bày trong bảng so sánh dưới đây để Quý khách hàng nắm được:

 

 

Luật đất Đai 2013

Luật Đất đai 2024

Căn cứ thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh, pháy triển kinh tế xã hội Điều 61, 62, 63, 64, 65

–          Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh (10 trường hợp);

–          Thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng: phân nhóm quy định chung các trường hợp phải thu hồi đất theo các dự án do Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân quyết định chủ trương, chấp thuận.

Việc thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng phải dựa trên các căn cứ sau đây: 1. Dự án thuộc các trường hợp thu hồi đất quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật này; 2. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; 3. Tiến độ sử dụng đất thực hiện dự án.

Điều 78, 79, 80, 81, 82

–          Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh (cơ bản 10 trường hợp như luật cũ);

–          Thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng: quy định rõ 31 trường hợp thu hồi đất là những dự án phục vụ mục đích gì, ví dụ: đường giao thông, công trình thủy lợi, công trình cấp thoát nước,…

Tại khoản 32 Điều 79 còn quy định “Trường hợp thu hồi đất để thực hiện dự án, công trình vì lợi ích quốc gia, công cộng không thuộc các trường hợp quy định từ khoản 1 đến khoản 31 của Điều này thì Quốc hội sửa đổi, bổ sung các trường hợp thu hồi đất của Điều này theo trình tự thủ tục rút gọn” đảm bảo được tính công khai, minh bạch, dễ giám sát và khắc phục được tình trạng có một số trường hợp địa phương thu hồi đất tràn lan như đã xảy ra trước đây.

–          Ngoài các căn cứ thu hồi đất được quy định rõ ràng hơn so với Luật đất đai 2013 thì Luật đất đai 2024 còn bổ sung thêm “điều kiện thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng là phải hoàn thành việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và việc bố trí tái định cư theo quy định của Luật này.”

 

Thẩm quyền thu hồi đất Điều 66: UBND cấp tỉnh đối với tổ chức; UBND cấp huyện đối với cá nhân, hộ gia đình. Điều 83: UBND cấp huyện (đối với cả tổ chức và cá nhân).

Bổ sung thêm điều 84 quy định về thẩm quyền đối với trường hợp thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh. Ví dụ: Trường hợp thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh đã có trong quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh là đất để chuyển giao cho địa phương thực hiện dự án phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng  thì phải có sự thống nhất của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đối với đất quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an đối với đất an ninh. Trường hợp không thống nhất ý kiến, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.

Trình tự thủ tục thu hồi đất
Thông báo thu hồi Gửi thông báo thu hồi đất trước khi ban hành Quyết định thu hồi đất chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo thu hồi đất cho người có đất thu hồi biết. Nội dung thông báo thu hồi đất bao gồm kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm. Trước khi ban hành thông báo thu hồi đất phải tiến hành họp, phổ biến về mục đích, tầm quan trọng của việc thu hồi đất; quy định của nhà nước; dự kiến chính sách bồi thường, hỗ trợ.

Gửi thông báo thu hồi trước khi ban hành quyết định thu hồi đất chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp. Nội dung thông báo thu hồi đất gồm: lý do thu hồi đất; diện tích, vị trí khu đất thu hồi; tiến độ thu hồi đất; kế hoạch điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm; kế hoạch di dời người dân khỏi khu vực thu hồi đất; kế hoạch bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi gửi thông báo thu hồi đất đến từng người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (nếu có), niêm yết danh sách người có đất thu hồi trên địa bàn quản lý tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi. Trường hợp không liên lạc được và không gửi được thông báo thu hồi đất cho người có đất thu hồi thì thông báo trên một trong các báo hàng ngày của trung ương và cấp tỉnh trong 03 số liên tiếp và phát sóng trên đài phát thanh.

Bổ sung quy định “Hiệu lực của thông báo thu hồi đất là 12 tháng tính từ ngày ban hành thông báo thu hồi đất”.

Thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm UBND xã, người dân có trách nhiệm phối hợp thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm. Nếu người dân không tham gia thì UB xã phải vận động, thuyết phục tham gia.

Nếu quá 10 ngày kể từ ngày được vận động thuyết phục mà người dân không phối hợp thì UBND huyện ra Quyết định kiểm đếm bắt buộc.

Sửa đổi quy định nếu người dân không tham gia khảo sát đo đạc, kiểm đếm thì UBND xã phải vận động thuyết phục tham gia trong vòng 15 ngày, nếu quá 10 ngày kể từ ngày kết thúc vận động thuyết phục mà người dân vẫn không phối hợp thì UBND huyện ra Quyết định kiểm đếm bắt buộc.
Cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc Tổ chức cưỡng chế, đối thoại, vận động thuyết phục.

Nếu người dân không chấp hành thì cưỡng chế thi hành quyết định cưỡng chế.

Bổ sung thêm trường hợp nếu người dân chấp thành thì lập biên bản về sự chấp hành, tổ chức đo đạc, kiểm đếm.
Lập, thẩm định, lấy ý kiến, ban hành phương án bồi thường, hỗ trợ Tổ chức lập, thẩm định lấy ý kiến của người dân. Việc lấy ý kiến phải được lập thành biên bản.

Thẩm định phương án bồi thường hỗ trợ trước khi ban hành Quyết định thu hồi đất

Niêm yết công khai dự thảo phương án bồi thường trong 30 ngày. Hết thời hạn 30 ngày tổ chức lấy ý kiến của người dân, trường hợp người dân không tham gia họp, có lý do chính đáng thì gửi ý kiến bằng văn bản. Việc lấy ý kiến cũng phải được lập thành biên bản. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày lấy ý kiến, tiếp tục tổ chức đối thoại, lấy ý kiến đối với trường hợp không đồng ý.

Thẩm định và ban hành Phương án bồi thường hỗ trợ trước khi ban hành Quyết định thu hồi đất.

Gửi Quyết định phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ đến từng người dân.

Tổ chức thực hiện phương án bồi thường hỗ trợ như đã phê duyệt.

Quyết định thu hồi đất Ban hành cùng một ngày cùng với Quyết định phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ Ban hành sau 10 ngày kể từ ngày ban hành Quyết định phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ và khi đã cơ bản hoàn thành xong việc bồi thường hỗ trợ, tái định cư
Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất Thành lập ban thực hiện cưỡng chế Tổ chức thực hiện cưỡng chế, đối thoại, vận động thuyết phục. Nếu chấp hành thì lập biên bản, trong vòng 30 ngày kể từ ngày lập biên bản người dân phải bàn giao đất.

Nếu người dân không chấp hành thì cưỡng chế thi hành quyết định cưỡng chế.

Cơ bản như Luật cũ
Chính sách bồi thường, hỗ trợ Nguyên tắc:

1. Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường. 2. Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất. 3. Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.

Bổ sung nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, trong đó có nguyên tắc “khu tái định cư phải hoàn thiện các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ theo quy hoạch chi tiết được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; đồng thời phải phù hợp với truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của cộng đồng dân cư nơi có đất thu hồi”.

Bổ sung quy định “việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và việc bố trí tái định cư phải được hoàn thành trước khi có quyết định thu hồi đất”.

Từ bảng so sánh ở trên, có thể thấy, các quy định của Luật mới đã quy định rõ ràng hơn về các trường hợp thu hồi đất nhằm giúp đảm bảo được tính công khai, minh bạch, dễ giám sát và khắc phục được tình trạng có một số trường hợp địa phương thu hồi đất tràn lan như đã xảy ra trước đây. Các quy định về trình tự thủ tục thu hồi đất cũng đã quy định rõ ràng hơn về phương thức gửi thông báo thu hồi đất, thời gian lấy ý kiến, vận động, thuyết phục, tổ chức bồi thường hỗ trợ trước khi ban hành quyết định thu hồi đất nhằm nâng cao tính dân chủ, bảo vệ quyền lợi cho người dân. Đồng thời cũng tránh được tình trạng các cơ quan có thẩm quyền thực hiện trình tự thủ tục thu hồi đất một cách mập mờ, dẫn tới khiếu kiện rất phức tạp.

Trên đây là những quy định mới nhất tại Luật đất đai 2024 liên quan đến thu hồi đất chính sách bồi thường hỗ trợ đối với trường hợp thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh, phát triển kinh tế – xã hội.

Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần hỗ trợ tư vấn liên quan đến vấn đề thu hồi đất vui lòng liên hệ với chúng tôi.

==========================

Công ty Luật TNHH Tiền Phong

Điện thoại tư vấn: 091.6162.618 và 097.8972.587

Email: Contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Tầng 3, tòa nhà Bình Vượng, số 200, đường Quang Trung, phường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.