• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

Thủ tục Cấp lại, thay đổi thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT

(Luật Tiền Phong) – Bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội là 2 loại bảo hiểm thông thường được nhiều người sử dụng. Việc tham gia bảo hiểm giúp cho cá nhân, tổ chức bảo đảm được quyền lợi của mình. Sổ bảo hiểm xã hội cũng như là thẻ bảo hiểm y tế được xem là căn cứ để người sử dụng được hưởng các quyền lợi liên quan. Tuy nhiên có một số trường hợp, người sử dụng bảo hiểm phải làm thủ tục cấp lại hoặc thay đổi thông tin trên sổ bảo hiểm xã hội cũng như thay đổi thông tin bảo hiểm y tế. Vậy những thủ tục này được làm như thế nào?

Thủ tục Cấp lại, thay đổi thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT.

Thủ tục Cấp lại, thay đổi thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT.

Bài viết sau gồm các thông tin sau:

  1. Căn cứ pháp luật
  2. Đối tượng áp dụng
  3. Các trường hợp được cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.
  4. Thành phần hồ sơ cấp lại, thay đổi thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT

      5. Trình tự thực hiện

1. Căn cứ pháp luật

  • Luật 58/2014/QH13 – Bảo hiểm xã hội ngày 20-11-2014 của Quốc Hội
  • Nghị định 115/2015/NĐ-CP – Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc ngày 11-11-2015
  • Nghị định 123/2015/NĐ-CP – Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch ngày 15-11-2015
  • Nghị định 134/2015/NĐ-CP – Quy định chi tiết một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện ngày 29-12-2015
  • Nghị định 105/2014/NĐ-CP – Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế ngày 15-11-2014
  • Nghị định 28/2015/NĐ-CP – Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp ngày 12-03-2015
  • Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH ngày 18-02-2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
  • Thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-BYT-BTC – Hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế ngày 24-11-2014
  • Thông tư liên tịch 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT – Quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện ngày 28-12-2012
  • Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH – Hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật Việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp ngày 31-07-2015Luật 25/2008/QH12 – Bảo hiểm y tế ngày 14-11-2008.

2. Đối tượng áp dụng

  • Người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) theo hộ gia đình, người được ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng BHYT
  • Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, người đã được giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH
  • Người tham gia do NSNN đóng BHYT
  • Học sinh, sinh viên đóng BHYT theo nhà trường
  • Người tham gia do tổ chức BHXH đóng BHYT
  • Người đang làm việc

3. Các trường hợp được cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.

  • Cấp, đổi lại do điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
  • Cấp lại do thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu;
  • Cấp lại, đổi thẻ BHYT do người tham gia được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn;
  • Cấp lại sổ BHXH cho cá nhân và đơn vị tham gia do mất, hỏng.

4. Thành phần hồ sơ cấp lại, thay đổi thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT

Trường hợp 1: Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng, thay đổi tên hoặc nơi làm việc

Với người tham gia

  • Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS)
  • Sổ BHXH (đối với trường hợp người lao động bảo lưu quá trình đóng BHXH trước ngày 01/01/2008)
  • Trường hợp thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch cần thêm Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh do cơ quan có thẩm quyền về hộ tịch cấp theo quy định và chứng minh thư/thẻ căn cước/hộ chiếu.
  • Trường hợp người tham gia thay đổi nơi làm việc cần thêm Quyết định (văn bản) chứng minh địa điểm làm việc.

Với đơn vị tham gia

  • Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS)

Trường hợp 2: Cấp lại, đổi thẻ BHYT do thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu;

  • Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS)

Trường hợp 3: Điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

  • Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS)
  • Quyết định phân công vị trí công việc, hưởng lương; Hợp đồng lao động, Hợp đồng làm việc và các giấy tờ khác có liên quan tới việc điều chỉnh

Trường hợp 4: Cấp lại, đổi thẻ BHYT do người tham gia được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn

  • Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS)
  • Giấy tờ chứng minh (nếu có) như sau:

4.1.Người có công với cách mạng quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng

  1. Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 8/1945; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B; bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. Hồ sơ gồm một trong các loại giấy tờ sau:
  • Thẻ thương binh, thẻ bệnh binh;
  • Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh;
  • Quyết định công nhận là người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945, người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 8/1945 của Ban Thường vụ tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương;
  • Quyết định hưởng trợ cấp của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
  • Giấy xác nhận của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đang hưởng trợ cấp hằng tháng hoặc đã giải quyết trợ cấp một lần (theo hướng dẫn về cơ sở xác định là người có công với cách mạng tại Công văn số 467/NCC ngày 17/6/2010 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội).

4.2. Người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, trừ các đối tượng nêu điểm a bên trên.

Hồ sơ gồm một trong các loại giấy tờ sau:

  • Huân chương Kháng chiến;
  • Huy chương Kháng chiến;
  • Huân chương Chiến thắng;
  • Huy chương Chiến thắng;
  • Thẻ thương binh, thẻ bệnh binh;
  • Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh;
  • Giấy chứng nhận về khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến và thời gian hoạt động kháng chiến của cơ quan thi đua khen thưởng cấp huyện;
  • Quyết định hưởng trợ cấp của Sở Lao động – Thương binh & Xã hội;
  • Giấy xác nhận của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đang hưởng trợ cấp hàng tháng hoặc đã giải quyết trợ cấp một lần (theo hướng dẫn về cơ sở xác định là người có công với cách mạng tại Công văn số 467/NCC ngày 17/6/2010 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội);

4.3. Cựu chiến binh

1. Cựu chiến binh giai đoạn trước 30/4/1975, hồ sơ gồm một trong các loại giấy tờ sau:

  • Quyết định phục viên hoặc xuất ngũ hoặc chuyển ngành;
  • Quyết định được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg;
  • Quyết định được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 188/2007/QĐ-TTg;
  • Quyết định hưởng trợ cấp theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ;
  • Quyết định được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg;
  • Quyết định được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg.
  • Quyết định được hưởng trợ cấp thanh niên xung phong theo Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
  • Giấy chứng nhận là thanh niên xung phong hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến chống Pháp do Tỉnh, Thành đoàn nơi đối tượng thường trú cấp theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 24/2009/TT-BLĐTBXH ngày 10/7/2009 của Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội;
  • Lý lịch cán bộ Đảng viên có ghi là thanh niên xung phong theo quy định tại Thông tư số 24/2009/TT-BLĐTBXH ngày 10/7/2009 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
  • Giấy chứng nhận hoàn thành nhiệm vụ ở thanh niên xung phong của cơ quan có thẩm quyền cấp trước khi thanh niên xung phong trở về địa phương theo quy định tại Thông tư số 24/2009/TT-BLĐTBXH và Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BLĐBTXH-BNV-BTC;
  • Giấy khen trong thời kỳ tham gia thanh niên xung phong của cơ quan có thẩm quyền cấp trước khi thanh niên xung phong trở về địa phương theo quy định tại Thông tư số 24/2009/TT-BLĐTBXH và Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BLĐBTXH-BNV-BTC;
  • Giấy chứng nhận tham gia dân công hỏa tuyến theo quy định tại Thông tư liên tịch số 138/2015/TTLT-BQP-BLĐBXH-BTC;
  • Quyết định hưởng chế độ thanh niên xung phong (trong thời gian từ ngày 15/7/1950 đến ngày 30/4/1975) đã hoàn thành nhiệm vụ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC ngày 16/4/2012 của Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội – Bộ Nội vụ – Bộ Tài chính.

2.  Cựu chiến binh giai đoạn từ 30/4/1975 đến trước thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hồ sơ gồm một trong các loại giấy tờ sau:

  • Quyết định phục viên hoặc xuất ngũ hoặc chuyển ngành ghi rõ thời gian, địa điểm nơi đóng quân theo quy định tại Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg hoặc Quyết định hưởng trợ cấp theo quy định tại Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg.
  • Giấy chứng nhận tham gia thanh niên xung phong của cơ quan có thẩm quyền cấp trước khi thanh niên xung phong trở về địa phương theo quy định tại Thông tư số 24/2009/TT-BLĐTBXH ngày 10/7/2009 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BLĐBTXH-BNV-BTC ngày 16/4/2012 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ Nội vụ – Bộ Tài chính;
  • Giấy chứng nhận hoàn thành nhiệm vụ ở thanh niên xung phong của cơ quan có thẩm quyền cấp trước khi thanh niên xung phong trở về địa phương theo quy định tại Thông tư số 24/2009/TT-BLĐTBXH và Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BLĐBTXH-BNV-BTC;
  • Giấy khen trong thời kỳ tham gia thanh niên xung phong của cơ quan có thẩm quyền cấp trước khi thanh niên xung phong trở về địa phương theo quy định tại Thông tư số 24/2009/TT-BLĐTBXH và Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BLĐBTXH-BNV-BTC;
  • Quyết định được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg;
  • Giấy chứng nhận tham gia dân công hỏa tuyến theo quy định tại Thông tư liên tịch số 138/2015/TTLT-BQP-BLĐBXH-BTC;

3. Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc đã nghỉ hưu, phục viên, chuyển ngành: Quyết định phục viên xuất ngũ hoặc chuyển ngành.

4.3. Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ.

Hồ sơ kèm theo gồm một trong các giấy tờ sau:

  • Giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ của Sở Lao động – Thương binh & Xã hội theo quy định tại Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
  • Giấy xác nhận của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi tiếp nhận, quản lý hồ sơ và làm thủ tục mua BHYT cho thân nhân của liệt sỹ và người có công nuôi dưỡng liệt sỹ theo quy định tại Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH.

4.5. Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo.

Hồ sơ kèm theo gồm một trong các giấy tờ sau:

  • Sổ hộ khẩu;
  • Sổ tạm trú;
  • Giấy xác nhận của UBND cấp xã nơi có đối tượng cư trú.

4.6. Thân nhân người có công với cách mạng bao gồm:

  • Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ trên 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của các đối tượng: Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
  • Con đẻ từ trên 6 tuổi của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học bị dị dạng, dị tật do hậu quả của chất độc hóa học không tự lực được trong sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt.

Hồ sơ kèm theo:

  • Giấy xác nhận của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi tiếp nhận, quản lý hồ sơ và làm thủ tục mua BHYT cho thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định tại Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

4.7. Người thuộc đối tượng bảo trợ xã hội. Hồ sơ kèm theo gồm một trong các loại giấy tờ sau:

  • Giấy xác nhận khuyết tật, ghi rõ mức độ khuyết tật thuộc các đối tượng người khuyết tật nặng và người khuyến tật đặc biệt nặng theo Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT;
  • Quyết định trợ cấp xã hội hằng tháng của Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã (sau đây gọi là UBND cấp huyện) đối với người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng.

4.8. Người thuộc hộ gia đình nghèo.

Hồ sơ kèm theo gồm một trong các loại giấy tờ sau:

  • Giấy chứng nhận học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo theo Thông tư liên tịch số 18/2009/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH;
  • Danh sách hàng năm được Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là UBND cấp xã) xác nhận đối với người thuộc hộ gia đình nghèo; người thuộc hộ gia đình cận nghèo; người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

5. Trình tự thực hiện

Lập và nộp hồ sơ

  • Người tham gia BHXH tự nguyện, tham gia BHYT theo hộ gia đình, người được ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng BHYT: Nộp hồ sơ cho Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH.
  • Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, người đã được giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH: Nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH
  • Người tham gia do NSNN đóng BHYT: Nộp hồ sơ cho UBND xã hoặc cơ quan BHXH, Cơ sở trợ giúp xã hội, Cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh và người có công; Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc ngành lao động, thương binh và xã hội
  • Học sinh, sinh viên đóng BHYT theo nhà trường: Nộp hồ sơ cho nhà trường.

Lưu ý: Sau khi hoàn tất việc kê khai, người tham gia ký ghi rõ họ tên. Trường hợp kê khai thay đổi về nhân thân (họ, tên đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh, giới tính) đã ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT thì phải có xác nhận của đơn vị nơi người lao động đang làm việc. Đối với người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH thì không phải xác nhận

  • Người tham gia do tổ chức BHXH đóng BHYT: Nộp hồ sơ cho UBND xã hoặc cơ quan BHXH
  • Người đang làm việc: Nộp hồ sơ cho đơn vị nơi đang làm việc hoặc nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH

Giải quyết hồ sơ

Cơ quan có thẩm quyền xem xét và thẩm định hồ sơ

Nhận kết quả giải quyết

Cơ quan có thẩm quyền trả kết quả hồ sơ trong thời gian không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định với trường hợp Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; sổ BHXH mất, hỏng; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH, điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm hoặc gộp sổ BHXH:

Trường hợp phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.

  1. Cơ quan có thẩm quyền trả kết quả hồ sơ trong thời gian không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định với trường hợp điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH:
  2. Với trường hợp cấp lại, đổi thẻ BHYT:
  • Trường hợp không thay đổi thông tin: Cơ quan có thẩm quyền trả kết quả trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
  • Trường hợp thay đổi thông tin: Cơ quan có thẩm quyền trả kết quả trong 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
  • Người tham gia đang điều trị tại các cơ sở Khám chữa bệnh: Cơ quan có thẩm quyền trả kết quả trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Trên đây là phần tư vấn của Luật Tiền Phong liên quan đến thủ tục cấp lại, đổi bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. Nếu còn điều gì chưa rõ, bạn có thể liên hệ đến tổng đài tư vấn pháp luật trực tiếp của chúng tôi 1900 6289 để được các chuyên viên giải đáp.

Trân trọng.

=====================

BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT TIỀN PHONG

Hotline: 1900 6289                                   

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386