• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

Vai trò của dữ liệu điện tử và tin học hóa công tác quản lý hộ tịch

(Luật Tiền Phong) – Thời gian qua có lẽ cư dân trên toàn lãnh thổ Việt Nam Nam đã rất quen với nội dung tuyên truyền sâu rộng, thường xuyên từ chính quyền về việc khai báo dữ liệu dân cư.

Đây là việc cơ bản đầu tiên để thiết lập dữ liệu hộ tịch điện tử, là cơ sở tin học hóa công tác đăng ký hộ tịch nhằm lưu giữ thông tin của cá nhân theo quy định của pháp luật bằng thiết bị số trên môi trường mạng.

Vai trò của dữ liệu điện tử và tin học hóa công tác quản lý hộ tịch

Vai trò của dữ liệu điện tử và tin học hóa công tác quản lý hộ tịch

Người dân sẽ phải khai gì?

Theo quy định tại Nghị định 87/2020 của Chính phủ, trong phần kê khai Dữ liệu điện tử cá nhân công dân phải khai về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi sinh, dân tộc, quốc tịch, quê quán, số định danh cá nhân nếu có, thông tin về mẹ cha, mối quan hệ với các thành viên trong gia đình. 

Các thông tin được kê khai của cá nhân công dân sẽ là cơ sở để giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền các vấn đề về hộ tịch sau này.

Nối tiếp các thông tin hộ tịch kê khai ban đầu, sau này những thông tin về đăng ký kết hôn, cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, giám hộ, nhận cha mẹ và con, nhận nuôi con nuôi, các thay đổi cải chính về hộ tịch, khai tử, vân vân ..sẽ được cập nhật trên hệ thống dữ liệu điện tử về hộ tịch.

Do vậy việc kê khai các dữ liệu về dân cư là vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân công dân, chúng ta biết quy định này để thực hiện cho đúng nhé.

Những điều nghiêm cấm liên quan đến dữ liệu dân cư

Cư dân có trách nhiệm khai đúng sự thật khi đăng ký hộ tịch trực tuyến.

Cư dân không được phép truy cập trái phép vào cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử để làm sai lệch thông tin, thay đổi xóa hoặc hủy dữ liệu .

Cư dân không được truy cập trái phép vào hệ thống dữ liệu để lấy các thông tin riêng tư bí mật cá nhân, bí mật gia đình người khác.

Bất kỳ ai phá hoại cơ sở hạ tầng thông tin hoặc cản trở quá trình vận hành của hệ thống dữ liệu cũng bị xử lý nghiêm khắc theo quy định của pháp luật.

Quyết định về việc kết nối và chia sẻ thông tin dữ liệu hộ tịch điện tử

Mỗi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và trách nhiệm được khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, cụ thể như sau:

Cơ quan quản lý nhà nước về hộ tịch được quyền khai thác và sử dụng dữ liệu hộ tịch để đăng ký hộ tịch theo thẩm quyền. Hệ thống cho phép cơ quan này được cấp sao trích lục các loại giấy tờ hộ tịch, cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, thống kê số liệu..

Các cơ quan Tư pháp được phép khai thác dữ liệu hộ tịch để cấp bản sao trích lục hộ tịch, xác nhận thông tin hộ tịch đối với tất cả các trường hợp có thông tin hộ tịch trong hệ thống dữ liệu.

Các cơ quan ngoại giao được phép khai thác và sử dụng dữ liệu điện tử để cấp bản sao trích lục hộ tịch, xác nhận thông tin hộ tịch theo thẩm quyền của mình.

Các cơ quan và tổ chức có yêu cầu cung cấp thông tin hộ tịch để phục vụ quản lý nhà nước thì gửi yêu cầu tới cơ quan có thẩm quyền quản lý về hộ tịch để được phối hợp giải quyết.

Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được phép khai thác dữ liệu hộ tịch điện tử nào?

Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được chia sẻ các thông tin về:

  • Đăng ký khai sinh, 
  • Tình trạng hôn nhân.
  • Các thông tin thay đổi cải chính hộ tịch.
  • Thông tin về đăng ký giám hộ, chấm dứt giám hộ
  • Thông tin về việc tuyên bố mất tích, hủy tuyên bố mất tích, tuyên bố chết hoặc hủy tuyên bố đã chết, thông tin khai tử.

Cơ quan quản lý nhà nước về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có trách nhiệm hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử như sau:

  • Cập nhật số định danh cá nhân ngay tại thời điểm để đăng ký khai sinh được thực hiện trên phần mềm.
  • Cập nhật thông tin về nhân thân của cư dân đã được thu thập và hệ thống dữ liệu quốc gia về dân cư để cơ sở dữ liệu điện tử hộ tịch cập nhật và đối chiếu.

Quy trình phối hợp giữa hai hệ thống cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư như thế nào?

Khi thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho công dân, thông tin này sẽ được cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử chuyển sang cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ cấp số định danh cá nhân và trả kết quả về cho hệ thống cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và lưu thông tin công dân vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Sau khi thực hiện xong các thủ tục đăng ký về hộ tịch làm thay đổi thông tin của cư dân thì cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử sẽ chuyển thông tin về cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để cập nhật.

Khi có những vướng mắc về cơ quan quản lý nhà nước về cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử thì Bộ Tư pháp và Bộ Công an có trách nhiệm hướng dẫn.

Bộ Công an là cơ quan chủ quản quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.

Bộ Tư pháp là cơ quan chủ quản quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Trên đây là những chia sẻ của Luật Tiền Phong đối với quy định của nhà nước về cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý nhà nước với nhau liên quan đến hệ thống dữ liệu. Bài viết mang tính tham khảo, bất kỳ ai muốn sử dụng thông tin trong bài viết vui lòng trích dẫn rõ nguồn.

Trân trọng./.

===============================

BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT TIỀN PHONG

Hotline: 091 6162 618

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Toà nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội  

 

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386