Thủ tục nhận con nuôi tại các làng trẻ mồ côi

Luật Tiền PhongNhư các bạn đã biết thì nước ta đang có các chính sách khuyến khích cá nhân, tổ chức hỗ trợ nhân đạo cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo trẻ em tại các làng trẻ mồ côi. Tuy nhiên bạn đang băn khoăn và thắc mắc rằng không biết thủ tục nhận con nuôi tại các làng trẻ mồ côi như thế nào? Vì thế bài viết dưới đây Luật Tiền Phong xin chia sẻ với bạn đọc một số thông tin về vấn đề này.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

>>> Thủ tục nhận con nuôi của người nước ngoài

>>> Nhận nuôi con có cần sự đồng ý của chồng không

Thủ tục nhận con nuôi tại các làng trẻ mồ côi

Theo quy định của pháp luật thì việc nhận nuôi con nuôi tại các làng trẻ mồ côi đang được Nhà nước khuyến khích. Theo quy định tại Điều 7 Luật Nuôi con nuôi và khoản 4 Điều 8 Luật Nuôi con nuôi quy định “Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân hỗ trợ nhân đạo cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Việc hỗ trợ nhân đạo không được ảnh hưởng đến việc cho nhận con nuôi.”

Thủ tục nhận con nuôi tại các làng trẻ mồ côi

1. Thủ tục nhận con nuôi

Khi Ủy ban nhân dân cấp xã đã nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ xin nhận con nuôi thì trong thời hạn 10 ngày sẽ tiến hành giải quyết xong việc lập ý kiến của những người quy định tại Điều 21 của Luật này. Việc lấy ý kiến cần phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người được lấy ý kiến và lập thành văn bản rõ ràng

– Khi xét thấy người được giới thiệu làm con nuôi và người nhận con nuôi có đủ điều kiện theo quy định thì trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày có ý kiến đồng ý thì Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ tổ chức việc trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi, đăng ký nuôi con nuôi, tổ chức giao nhận con nuôi, ghi vào sổ hộ tịch của những người quy định

– Trong trường hợp từ chối việc đăng ký thủ tục nhận con nuôi thì trong thời hạn 10 ngày cần phải trả lời bằng văn bản cho cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện, người nhận con nuôi cơ sở nuôi dưỡng và nêu rõ lý do.

Thủ tục nhận con nuôi tại các làng trẻ mồ côi

2. Hồ sơ nhận con nuôi

Hồ sơ, thủ tục nhận con nuôi của người nhận con nuôi bao gồm: Bản sao Hộ chiếu, Giấy CMND hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; Đơn xin nhận con nuôi; Phiếu lý lịch tư pháp.

– Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp và văn bản xác nhận về hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp.

– Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân:

+ Nếu người xin nhận con nuôi trong tình trạng độc thân, thì cần phải có văn bản do UBND cấp xã nơi người đó thường trú cấp xác nhận về tình trạng độc thân;

+ Nếu người xin nhận con nuôi là cặp vợ chồng, thì phải có bản sao giấy chứng nhận kết hôn;

+ Còn nếu người đó đã ly hôn, thì phải có bản sao Bản án/Quyết định ly hôn có hiệu lực của Tòa án;

+ Nếu người đó có vợ/chồng chết, thì phải có bản sao Giấy chứng tử của người chết;

– Giấy khám sức khỏe, phiếu lý lịch tư pháp, văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế, tình trạng chỗ ở của người nhận con nuôi trong nước chỉ có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 6 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại UBND cấp xã.

Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi gồm: Bản sao Giấy khai sinh; Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng không chụp quá 6 tháng; Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.

Luật Tiền Phong tư vấn pháp luật và cung cấp các dịch vụ pháp lý. Liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 091 616 2618/ 0976 714 386 để được hỗ trợ.

=======================

CÔNG TY LUẬT TNHH TIỀN PHONG

Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *