(Luật Tiền Phong) – Hiện nay có không ít các cặp vợ chồng hiếm muộn, không có khả năng sinh con có nhu cầu nhận con nuôi để gia đình của mình trở thành một mái ấm đúng nghĩa. Việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình. Vậy thủ tục nhận con nuôi được quy định cụ như thế nào? Luật Tiền Phong xin gửi đến các bạn qua bài viết sau.
1. Điều kiện nhận nuôi con nuôi
Theo quy định của Luật Nuôi con nuôi 2010, pháp luật quy định về điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
– Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
– Có tư cách đạo đức tốt.
Đồng thời quy định về các trường hợp không được nhận con nuôi, gồm:
– Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
– Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
– Đang chấp hành hình phạt tù;
– Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
Đối với người được nhận làm con nuôi phải là trẻ em dưới 16 tuổi; nếu là người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi thì phải người được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
Luật định cụ thể về điều kiện đối với cả người nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi. Việc quy định như vậy nhằm đảm hạn chế tình trạng nhận con nuôi vì mục đích thương mại hay mục đích khác không lành mạnh, đồng thời cũng là đảm bảo người nhận nuôi hoàn toàn có khả năng để nuôi dưỡng đứa trẻ được nhận nuôi.
2. Thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước.
3. Thủ tục nhận nuôi con nuôi trong nước
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hay nơi người nhận con nuôi thường trú.
Tư pháp Hộ tịch xã tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ hợp lệ;
Bước 3: Tổ chức đăng ký việc nuôi con nuôi tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã. Trong buổi tổ chức đó, cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ, người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và người được nhận nuôi phải có mặt.
Bước 4: Trao giấy chứng nhận nuôi con nuôi.
Thời gian giải quyết việc nuôi con nuôi là 30 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4. Dịch vụ hỗ trợ của Luật Tiền Phong
– Giải đáp mọi câu hỏi thắc mắc của quý khách hàng
– Tư vấn các quy định của pháp luật về nhận nuôi con nuôi.
– Hỗ trợ khách hàng hoàn thiện hồ sơ;
– Hỗ trợ khách hàng thực hiện thủ tục nhận con nuôi;
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ 091 616 2618/ 0976 714 386 hoặc để lại email cho chúng tôi: contact@Luattienphong.vn
Với phương châm “Tận tâm – Chuyên nghiệp” chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn trong mọi trường hợp có thể và cam kết mang đến dịch vụ tốt nhất!
============================
CÔNG TY LUẬT TNHH TIỀN PHONG
Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386
Hotmail: contact@luattienphong.vn
Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội
Luật sư Khúc Thị Quyên là Luật sư cao cấp của LTP, có điểm thi kết quả tập sự nghề Luật sư đứng thứ 2 toàn quốc. LS Quyên được đánh giá cao ở sự thông minh, nhiệt tình và trách nhiệm.