• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

Những điều cần biết khi thành lập Viện nghiên cứu

(Luật Tiền Phong) – Hiểu rõ về một tổ chức, nắm rõ quy định pháp luật liên quan đến loại hình tổ chức dự định thành lập là điều vô cùng quan trọng. Bởi điều đó sẽ giúp người đứng đầu vận hành hoạt động tổ chức một cách đúng đắn, tránh các vi phạm pháp luật, góp phần không nhỏ vào sự thành công và phát triển của tổ chức. Vậy đối với các tổ chức khoa học và công nghệ thì sao, những điều cần biết trước khi thành lập là gì? Luật Tiền Phong sẽ tư vấn đến quý khách hàng trong bài viết sau đây.

Những điều cần biết khi thành lập Viện nghiên cứu

Những điều cần biết khi thành lập Viện nghiên cứu

Nội dung chính của bài viết:

–  Căn cứ pháp lý

–  Tư cách pháp nhân của tổ chức khoa học và công nghệ

–  Các yêu cầu, điều kiện khi thành lập tổ chức khoa học và công nghệ

–  Hướng dẫn về thủ tục thành lập tổ chức khoa học và công nghệ

–  Một số lưu ý khi thành lập tổ chức khoa học và công nghệ

–  Dịch vụ hỗ trợ thủ tục của Luật Tiền Phong

1.  Căn cứ pháp lý

Một số văn bản pháp luật điều chỉnh về tổ chức khoa học và công nghệ như:

– Luật khoa học và công nghệ 2013;

– Nghị định 08/2014/NĐ-CP hướng dẫn về Luật khoa học và công nghệ;

– Thông tư 03/2014/TT-BKH&CN hướng dẫn điều kiện thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ.

2.  Tư cách pháp nhân của tổ chức khoa học và công nghệ

Tổ chức khoa học và công nghệ là tổ chức có chức năng chủ yếu là nghiên cứu khoa học, nghiên cứu triển khai và phát triển công nghệ, hoạt động dịch vụ khoa học và công nghệ, được thành lập và đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật.

Tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tổ chức dưới hình thức viện hàn lâm, viện, trung tâm, phòng thí nghiệm, trạm nghiên cứu, trạm quan trắc, trạm thử nghiệm và hình thức khác do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.

Tổ chức khoa học và công nghệ có tư cách pháp nhân độc lập, có con dấu riêng, có mã số thuế đăng ký với cơ quan quản lý thuế, có tài khoản bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ tại ngân hàng để chủ động giao dịch trong quá trình hoạt động theo quy định pháp luật.

3.  Các yêu cầu, điều kiện khi thành lập tổ chức khoa học và công nghệ

3.1.  Yêu cầu về vốn điều lệ, cơ sở vật chất

–  Vốn điều lệ: Không có quy định về vốn điều lệ tối thiểu của tổ chức khoa học và công nghệ (trừ trường hợp tổ chức khoa học và công nghệ công lập). Vốn điều lệ do tổ chức quyết nhưng nhưng “Vốn bằng tiền tại thời điểm đăng ký của tổ chức phải bảo đảm đủ kinh phí hoạt động thường xuyên (bao gồm tiền lương, tiền công và tiền chi hoạt động bộ máy…) của tổ chức ít nhất trong 01 năm”.

–  Cơ sở vật chất: Có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng trụ sở, nhà xưởng, phòng thí nghiệm, máy móc thiết bị, tài sản trí tuệ, các phương tiện vật chất – kỹ thuật khác để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức khoa học và công nghệ. Tổ chức cần đảm bảo các trang thiết bị, cơ sở vật chất để đảm bảo cho việc thực hiện chức năng nghiên cứu của tổ chức đã đề ra.

 

3.2.  Yêu cầu về nhân sự làm việc tại tổ chức

–  Về số lượng:

+ Nhân sự quy định tối thiểu là 5 người đối với các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc thẩm quyền cấp phép thành lập tại Sở khoa học và công nghệ.

+ Trường hợp các tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc và do các tổ chức chính trị – xã hội, nghề nghiệp, các Hiệp hội,.. ra quyết định thành lập thì bên cạnh việc đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật còn cần tuân thủ một số quy định của tổ chức thành lập đó.

Điển hình có thể kể đến một trong các tổ chức có sự tham gia của nhiều các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu đó là Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (gọi tắt là Liên hiệp hội). Liên hiệp hội quy định về số lượng nhân sự của tổ chức khoa học và công nghệ tối thiểu là 10 người.

–  Về hình thức làm việc: Nhân sự của tổ chức khoa học và công nghệ có thể làm việc chính thức hoặc kiêm nhiệm.

–  Về trình độ:

+  Yêu cầu về trình độ của nhân sự tổ chức khoa học và công nghệ là người có trình độ đại học trở lên, trong đó có ít nhất 30% có trình độ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực chủ yếu xin đăng ký hoạt động và ít nhất 40% làm việc chính thức.

+  Đối với người đứng đầu tổ chức khoa học và công nghệ phải có trình độ đại học trở lên, có kinh nghiệm quản lý, năng lực chuyên môn phù hợp.

+  Đối với tổ chức khoa học và công nghệ dưới hình thức Viện nghiên cứu thì yêu cầu nhân sự có ít nhất 01 người là Tiến sỹ, ưu tiên là viện trưởng.

4.  Hướng dẫn về thủ tục thành lập tổ chức khoa học và công nghệ

4.1.  Về hồ sơ đề nghị cấp phép:

– Thành phần hồ sơ:

Tổ chức xin cấp giấy chứng nhận hoạt động chuẩn bị hồ sơ gồm các tài liệu như sau:

+  Đơn đăng ký hoạt động Viện nghiên cứu (theo mẫu quy định);

+  Biên bản họp Hội đồng sáng lập đối với tổ chức khoa học và công nghệ do cá nhân/các cá nhân thành lập hoặc Quyết định thành lập do tổ chức thành lập;

+  Dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ;

+  Phương án tổ chức và hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ;

+  Bảng danh sách nhân lực của tổ chức khoa học và công nghệ kèm hồ sơ của người đứng đầu tổ chức và các thành viên làm việc tại tổ chức (bao gồm cả chính thức và kiêm nhiệm);

+  Bảng kê khai cơ sở vật chất – kỹ thuật hình thành ban đầu;

+  Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với phần vốn đã được các sáng lập viên cam kết góp;

+  Bản sao (có chứng thực hợp pháp) giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất của tổ chức đối với địa điểm nơi đặt trụ sở chính.

–  Số lượng hồ sơ:

+ Trường hợp tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận hoạt động tại Sở Khoa học và Công nghệ thì chuẩn bị 01 bộ hồ sơ nộp đến Sở.

+ Trường hợp tổ chức trực thuộc Liên hiệp hội thì chuẩn bị 02 bộ hồ sơ, trong đó: 01 bộ xin cáp quyết định thành lập tại Liên hiệp hội và 01 bộ xin cấp giấy chứng nhận hoạt động tại Bộ Khoa học và Công nghệ.

 

4.2. Về các bước thực hiện thủ tục:

–  Trường hợp cơ quan thẩm quyền cấp phép là Sở khoa học và công nghệ:

+  Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập tới bộ phận một cửa Sở khoa học và công nghệ;

+  Bước 2: Sở KH&CN tổ chức họp hội đồng thẩm định để xem xét, đánh giá hồ sơ đăng ký thành lập ứu;

+  Bước 3:  Trường hợp hồ sơ hợp lệ, phù hợp với các quy định của Luật KH&CN và đáp ứng các điều kiện, yêu cầu thành lập thì trong vòng 15 ngày làm việc, Sở sẽ cấp giấy phép hoạt động cho tổ chức khoa học và công nghệ.

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Sở sẽ có hướng dẫn để cá nhân/tổ chức hoàn thiện bổ sung hồ sơ, cơ sở vật chất để cấp phép hoạt động.

–  Trường hợp cơ quan thẩm quyền cấp phép là Bộ khoa học và công nghệ:

+ Bước 1: Xin cấp quyết định thành lập tại tổ chức gia nhập. Thời gian thực hiện thủ tục theo quy định của tổ chức gia nhập.

+ Bước 2: Xin cấp giấy chứng nhận hoạt động tại Bộ khoa học và công nghệ

Các bước thực hiện tương tự như trường hợp quy định tại Sở. Thời gian giải quyết thủ tục là 15 ngày làm việc.

–  Lệ phí cấp phép hoạt động: 3.000.000 đồng/giấy phép.

Ngoài ra, các trường hợp trực thuộc các tổ chức, hiệp hội thì cần tuân thủ các quy định về các đóng góp, phí duy trì,… theo điều lệ của tổ chức đã quy định.

5.  Một số lưu ý khi thành lập tổ chức khoa học và công nghệ

5.1.  Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức khoa học và công nghệ:

Tổ chức khoa học và công nghệ là tổ chức có bản chất và vai trò chính là nghiên cứu, bên cạnh đó là thực hiện các dịch vụ khoa học công nghệ dựa trên thành quả nghiên cứu để tạo ra lợi nhuận đảm bảo cho việc duy trì và phát triển tổ chức.

Một trong những khó khăn của các đơn vị khi làm hồ sơ chính là việc không biết viết sao về phần chức năng, nhiệm vụ. Đơn vị cần xác định rõ lĩnh vực nghiên cứu của mình là gì, phạm vi nghiên cứu như thế nào và kết quả hướng tới là gì, trên cơ sở đó sẽ xác định được chức năng, nhiệm vụ. Đây có thể được coi là một trong những nội dung quan trọng nhất mà tổ chức cần chú trọng và lưu ý trong việc thể hiện trong hồ sơ đề nghị cũng như nội dung được cơ quan thẩm quyền xét duyệt, cấp phép vì nó sẽ thể hiện những nội dung mà tổ chức sẽ được thực hiện sau khi được cấp phép.Cách thức “biên tập “ các nội dung đó đưa vào hồ sơ để phù hợp với quy định , Luật Tiền Phong sẽ giúp khách hàng.

 

5.2. Duy trì đảm bảo các điều kiện tối thiểu trong quá trình hoạt động:

Các yêu cầu khi thành lập là các điều kiện tối thiểu mà tổ chức cần đáp ứng. Do đó, tổ chức cần duy trì các điều kiện này trong suốt quá trình hoạt động của mình. Trường hợp vì lý do khách quan mà không đáp ứng được các điều kiện, tổ chức cần gửi văn bản xin ý kiến đến cơ quan quản lý để được hướng dẫn và có biện pháp khắc phục phù hợp.

 

5.3.  Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định:

Đây là một trong những việc mà tổ chức khoa học và công nghệ cần thực hiện định kỳ nhưng thực tế cũng có khá nhiều tổ chức do không nắm được hoặc sơ suất nên không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ. Việc báo cáo tình hình hoạt động được thực hiện định kỳ hàng năm, các tổ chức thực hiện nộp báo cáo về cơ quan quản lý trước ngày 31/12 hàng năm. Báo cáo yêu cầu thực hiện theo mẫu quy định của cơ quan quản lý quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BKHCN.

Nếu 02 năm liên tiếp tổ chức không thực hiện việc báo cáo có thể bị xem xét đình chỉ hiệu lực giấy chứng nhận hoạt động khoa học và công nghệ đến 06 tháng.

6.  Dịch vụ hỗ trợ thủ tục của Luật Tiền Phong

Chúng tôi cung cấp dịch vụ hỗ trợ trọn gói thủ tục thành lập và các thủ tục thay đổi, thủ tục liên quan khác đến tổ chức khoa học và công nghệ. Luật Tiền Phong hỗ trợ:

–  Tư vấn chuẩn bị hồ sơ, tư vấn đặt tên cho tổ chức khoa học và công nghệ, tư vấn về lựa chọn người đứng đầu;

–  Xây dựng các biên bản làm việc, các cam kết giữa các sáng lập viên của của tổ chức để đảm bảo quy định pháp luật và hạn chế tối đa các tranh chấp về sau, nếu có;

–  Hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ xin cấp giấy phép: viết hồ sơ năng lực, bảng kê, lập danh sách cán bộ nghiên cứu;

–  Đại diện khách hàng nộp hồ sơ và xử lý để hồ sơ được chấp thuận; hỗ trợ khách hàng khâu thẩm định hồ sơ.

 

3 lý do để khách hàng yên tâm lựa chọn Luật Tiền Phong là đơn vị hỗ trợ thực hiện thủ tục:

–  Kinh nghiệm nhiều năm, thực hiện thủ tục cho rất nhiều đơn vị viện nghiên cứu/trung tâm nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác;

–  Đội ngũ Luật sư và Chuyên viên chuyên nghiệp, tâm huyết với công việc, tận tâm với khách hàng.

–  Luật Tiền Phong là đơn vị uy tín trong lĩnh vực tư vấn pháp lý và hỗ trợ các vấn đề pháp luật.

Trên đây là tư vấn của Luật Tiền Phong. Mọi thắc mắc cần được tư vấn hoặc yêu cầu hỗ trợ thực hiện vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 091 616 2618/ 0976 714 386 để được hỗ trợ.

 

=============================

CÔNG TY LUẬT TNHH TIỀN PHONG

Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386