(Luật Tiền Phong) – Phòng Thí nghiệm là mô hình không còn xa lại với các tổ chức khoa học và công nghệ hoặc các cơ sở giáo dục đại học. Tuy nhiên nắm được thủ tục đăng ký hoạt động của phòng thí nghiệm thì không nhiều người. Do vậy, thời gian qua nhiều tổ chức muốn lập Phòng Thí nghiệm để hoạt động nhưng không hiểu cần làm gì và cần đáp ứng các thủ tục nào.. qua một số khách hàng cụ thể mà Công ty Luật Tiền Phong hỗ trợ thành công, nhận được giấy phép; chúng tôi biên tập lại bài viết về thủ tục đăng ký hoạt động của phòng thí nghiệm như sau để bạn đọc quan tâm theo dõi.
Điều kiện cần đáp ứng:
- Điều kiện về chủ thể: phải là tổ chức (doanh nghiệp hoặc tổ chức khác).
- Có nhân sự đủ năng lực để hoạt động.
- Có tài liệu, quy trình quản lý chất lượng và các tiêu chuẩn kĩ thuật của phòng thí nghiệm.
- Có danh mục thiết bị dụng cụ của phòng thí nghiệm.
- Có chứng chỉ kiểm định, hiệu chuẩn còn hiệu lực đối với các thiết bị thí nghiệm và đo lường.
- Có địa điểm hợp pháp và cơ sở vật chất để tổ chức hoạt động thí nghiệm đúng quy định.
Hồ sơ cần chuẩn bị:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập tổ chức.
- Quyết định thành lập phòng thí nghiệm chuyên ngành.
- Quyết định bổ nhiệm cán bộ quản lý hoạt động thí nghiệm.
- Danh sách cán bộ thí nghiệm viên và bản phân công công việc cho từng cá nhân trong phòng thí nghiệm đã được phê duyệt.
- Danh mục tài liệu, quy trình quản lý chất lượng và các tiêu chuẩn kĩ thuật.
- Danh mục các thiết bị dụng cụ: hợp đồng mua bán, hóa đơn, biên bản bàn giao thiết bị, quyết định của cấp có thẩm quyền đối với thiết bị được điều chuyển từ cơ quan khác.
- Các tài liệu về chứng chỉ liên quan đến kiểm định hiệu chuẩn.
- Hợp đồng lao động đối với nhân sự làm việc tại phòng thí nghiệm.
- Vì chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Hợp đồng thuê mặt bằng.
- Bản vẽ mặt bằng.
Các tài liệu trên phải có tính xác thực, hoặc được chứng thực theo quy định của pháp luật.
Thủ tục và trình tự giải quyết hồ sơ:
- Đánh giá năng lực thực tế của phòng thí nghiệm: hồ sơ phòng thí nghiệm phải có hồ sổ tay chất lượng, có các tài liệu văn bản về quy trình như: quy trình lấy mẫu, quy trình lưu mẫu, quy trình bảo quản và mã hóa mẫu thí nghiệm quy trình thử nghiệm thành thạo, quy trình so sánh liên phòng, quy trình đạo tạo, quy trình quản lý tài liệu kĩ thuật, quy trình quản lý sử dụng vận hành máy móc thiết bị thí nghiệm, thủ tục và các biểu mẫu cũng như tài liệu liên quan đến hoạt động của phòng thí nghiệm.
- Thẩm định tại chỗ: cơ sở thí nghiệm phải đảm bảo không gian, điều kiện và môi trường để thực hiện các hoạt động thí nghiệm cũng như để thực hiện các hoạt động lưu giữ và bảo quản mẫu.
- Thẩm định về tình trạng thiệt bị, dụng cụ phục vụ công tác lấy, lưu, bảo quản mẫu thí nghiệm mẫu.
- Sau khi kiểm tra thực tế vật chất của phòng thí nghiệm, đoàn kiểm tra sẽ lập biên bản đánh giá và nếu có nội dung nào trên đó cũng được quy định của pháp luật thì trong thời hạn 30 ngày tổ chức đăng ký hoạt động của phòng thí nghiệm, báo cáo kết quả khắc phục việc cơ quan cấp giấy phép. Trường hợp nội dung cần khắc phục phải kéo dài thêm thời hạn thì trình bày rõ văn bản nhưng thời gian kéo dài không quá 15 ngày.
- Cơ quan cấp giấy phép thành lập phòng thí nghiệm: các sở chuyên ngành.
Lựa chọn luật sư để có được phương án tiết kiệm thời gian, chi phí:
Thực tế làm việc với khách hàng trong thời gian qua chúng tôi nhận thấy các điểm vướng mắc quan trọng nhất ở đây vẫn là: các tổ chức có đủ năng lực nhưng không nắm rõ hồ sơ, tài liệu, mẫu biểu, quy trình. Do vậy người được cử đi thực hiện công việc mất nhiều thời gian, công sức không cần thiết mà không có được bộ hồ sơ hoàn thiện. Việc chậm trễ không chỉ làm mất thời gian mà còn làm mất cơ hội cho các Phòng Thí nghiệm.
Có luật sư, các bạn sẽ được:
- Tư vấn đầy đủ các quy định của pháp luật về điều kiện, tiêu chuẩn đánh giá năng lực con người, máy móc, thiết bị, đề án thí nghiệm, quy trình thí nghiệm.
- Hướng dẫn và hỗ trợ ký hợp đồng thuê mặt bằng đảm bảo an toàn điện có mặt bằng sử dụng lâu dài.
- Tập hợp và chuyển hóa hồ sơ vừa đầy đủ vừa đảm bảo nội dung theo yêu cầu.
- Đại diện nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền và sắp xếp lịch thẩm định.
- Phối hợp hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ theo đánh giá của đoàn thẩm định với thời gian nhanh và chi phí tiết kiệm.
- Đại diện những kết quả và bàn giao.
- Tư vấn các việc cần làm sau khi phòng thí nghiệm được cấp giấy phép và chế độ báo cáo về sau này để đảm bảo phòng thí nghiệm hoạt động đúng quy định của pháp luật không bị xử lý những vi phạm hành chính có.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết Luật Tiền Phong đối với việc thành lập một phòng thí nghiệm. Kính chúc quý khách và bạn đọc nhiều sức khỏe và hy vọng bài viết sẽ đóng góp thêm sự hiểu biết nhỏ nho cho các bạn khi các bạn tìm hiểu để thành lập một phòng thí nghiệm cho mình hoặc tổ chức của mình.
Ban biên tập – Công ty Luật Tiền Phong