Tư vấn về ghi nhãn thực phẩm

Luật Tiền Phong – Nhãn sản phẩm đóng vai trò thể hiện các thông tin cần thiết về sản phẩm cho các cơ quan quản lý nhà nước và người tiêu dùng. Pháp luật có những quy định cụ thể về ghi nhãn sản phẩm nói chung và ghi nhãn thực phẩm nói riêng. Các quy định về ghi nhãn thực phẩm sẽ được Luật Tiền Phong truyền tải trong bài viết dưới đây.

Tư vấn về ghi nhãn thực phẩm
Tư vấn về ghi nhãn thực phẩm

Nhãn sản phẩm là gì?

– Theo quy định tại Thông tư liên tịch 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BTC thì nhãn sản phẩm được định nghĩa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên sản phẩm, bao bì thương phẩm của sản phẩm hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên sản phẩm, bao bì thương phẩm của sản phẩm để thể hiện các thông tin cần thiết, chủ yếu về sản phẩm đó.

– Các thực phẩm bao gói sẵn phải bắt buộc ghi nhãn theo quy định của pháp luật về ghi nhãn thực phẩm

Yêu cầu về ghi nhãn thực phẩm

Nhãn thực phẩm phải đảm bảo yêu cầu về chữ viết như sau:

Cỡ chữ: Chiều cao chữ phải không được thấp hơn 1,2mm. Trường hợp một mặt của bao gói dùng để ghi nhãn nhỏ hơn 80cm thì chiều cao chữ không thấp hơn 0,9mm;

Màu chữ: Phải tương phản với màu nền của nhãn;

Ngôn ngữ ghi nhãn: Sản phẩm sản xuất và lưu thông trong nước thì phải ghi bằng tiếng Việt. Trường hợp sản phẩm nhập khẩu thì phải ghi nhãn bằng tiếng Việt hoặc có nhãn phụ bằng tiếng Việt đính kèm.

Các nội dung bắt buộc trên nhãn thực phẩm

Theo quy định về ghi nhãn thực phẩm thì một số nội dung bắt buộc phải được ghi trên nhãn thực phẩm, cụ thể bao gồm:

Tên sản phẩm: Phải được ghi trên phần chính của nhãn, đúng với tên trong Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Trường hợp tên chứa thành phần cấu tạo của sản phẩm thì phải ghi rõ định lượng gần tên sản phẩm ở vị trí dễ nhìn hoặc trong phần liệt kê thành phần cấu tạo;

Thành phần cấu tạo: Phải ghi theo thứ tự giảm dần theo khối lượng hoặc tỷ lệ phần trăm của mỗi thành phần;

Định lượng sản phẩm: Phải được ghi theo đơn vị đo lường quốc tế (thể tích thực đối với thực phẩm dạng lỏng, khối lượng tịnh đối với thực phẩm dạng rắn và khối lượng tịnh hoặc thể tích thực đối với thực phẩm dạng sệt hoặc vừa rắn vừa lỏng);

Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng và hướng dẫn bảo quản:

+ Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng phải được ghi chính xác, trung thực. Bắt buộc phải ghi “Hạn sử dụng” hoặc “Sử dụng đến ngày” đối với thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm tăng cường vi chất và những thực phẩm dễ có khả năng bị hư hỏng do vi sinh vật. Không bắt buộc ghi ngày sản xuất và thời hạn sử dụng đối với các sản phẩm đồ uống có chứa tối thiểu 10% nồng độ cồn theo thể tích;

+ Hướng dẫn bảo quản phải ghi thời hạn sử dụng kèm theo điều kiện bảo quản (nếu có);

Hướng dẫn sử dụng: Trường hợp nhãn sản phẩm nhỏ hơn 10cm2 thì phải ghi ra một tài liệu khác kèm theo;

Thông tin tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm: Ghi tên và địa chỉ cá nhân, tổ chức sản xuất sản phẩm hoặc cá nhân, tổ chức công bố sản phẩm đối với trường hợp nhập khẩu;

Xuất xứ sản phẩm: Ghi tên nước xuất xứ sản phẩm theo quy định về xuất xứ hàng hóa;

Số Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP;

Các khuyến cáo và cảnh báo an toàn: Phải dựa trên các bằng chứng khoa học và được chứng minh khi công bố sản phẩm.

Nhãn hiệu (tên sản phẩm) là một yếu tố không thể thiếu khi ghi nhãn sản phẩm, tạo thuận lợi cho quá trình lưu thông của sản phẩm. Luật Tiền Phong hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu, đảm bảo nhanh chóng và chi phí hợp lý. Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386

=============================

CÔNG TY LUẬT TNHH TIỀN PHONG

Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *