• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

Các trường hợp bị thu hồi mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất

(Luật Tiền Phong) – Kinh doanh tạm nhập, tái xuất đối với mặt hàng thực phẩm đông lạnh hay hàng hóa đã qua sử dụng,… yêu cầu các điều kiện nghiêm ngặt, quy trình kiểm tra chặt chẽ. Do đó, các trường hợp vi phạm cũng sẽ bị xử lý với hình thức cao nhất là thu hồi mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất đã cấp cho doanh nghiệp. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp sẽ bị thu hồi mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất.

Các trường hợp bị thu hồi mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất

Các trường hợp bị thu hồi mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất

1.  Các trường hợp thu hồi mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất

–   Bộ Công Thương thu hồi mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất theo đề nghị của doanh nghiệp trên cơ sở xác nhận của các cơ quan liên quan khi:

+  Doanh nghiệp đã tái xuất hết hàng hóa tạm nhập ra khỏi Việt Nam;

+   Hoàn thành nghĩa vụ phát sinh trong quá trình vận chuyển, lưu giữ hàng hóa tạm nhập, tái xuất theo quy định.

–  Bộ Công Thương thu hồi mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất khi doanh nghiệp có vi phạm trong các trường hợp sau:

+  Gian lận trong việc kê khai các điều kiện theo quy;

+  Không duy trì điều kiện theo quy định trong quá trình sử dụng mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất;

+  Không nộp bổ sung đủ số tiền ký quỹ sau khi sử dụng số tiền ký quỹ đó để thực hiện việc nộp phạt theo quy định trong vòng 30 ngày kể từ ngày Bộ Công Thương có thông báo;

+  Không thực hiện đúng yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về điều tiết hàng hóa tạm nhập > , tái xuất theo quy định;

+  Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa mà không có giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất do Bộ Công Thương cấp theo quy định;

+  Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất;

+ Từ chối trách nhiệm xử lý đối với những lô hàng đã về đến cảng, cửa khẩu Việt Nam theo hợp đồng nhập khẩu đã ký;

+  Tự ý chuyển tiêu thụ nội địa hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất;

+  Tự ý phá mở niêm phong hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất.

2.  Doanh nghiệp bị thu hồi có được cấp lại mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất

–  Các trường hợp không được xem xét cấp lại mã số kinh doanh sau khi bị thu hồi:

+  Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất;

+ Từ chối trách nhiệm xử lý đối với những lô hàng đã về đến cảng, cửa khẩu Việt Nam theo hợp đồng nhập khẩu đã ký.

–  Các trường hợp được xem xét cấp lại:

Trừ 2 trường hợp không được cấp lại như nêu trên thì các trường hợp bị thu hồi mã số kinh doanh tạm, nhập tái xuất tại mục (1) được xem xét cấp lại sau 02 năm kể từ ngày bị thu hồi.

Trên đây là tư vấn của Luật Tiền Phong. Mọi thắc mắc cần được tư vấn hoặc yêu cầu hỗ trợ thực hiện vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 091 616 2618/ 0976 714 386 để được hỗ trợ.

=============================

CÔNG TY LUẬT TNHH TIỀN PHONG

Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386