• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

DN có được xử phạt khi NLĐ vi phạm quy định phòng chống dịch?

(Luật Tiền Phong) – Chế tài luôn là một trong những biện pháp để quy định đặt ra được tuân thủ tốt hơn. Tuy nhiên việc vi phạm và xử phạt như thế nào đối với NLĐ vi phạm quy định phòng chống dịch trong doanh nghiệp, mời bạn đọc cùng theo dõi thông qua tình huống sau đây.

DN có được xử phạt khi NLĐ vi phạm quy định phòng chống dịch?

DN có được xử phạt khi NLĐ vi phạm quy định phòng chống dịch?

KHÁCH HÀNG HỎI:

Thời gian vừa qua có rất nhiều văn bản pháp luật của Nhà nước quy định về mức xử phạt hành chính đối với tập thể, cá nhân vi phạm các quy định phòng, chống dịch Covid-19. Vậy để thực tốt công tác phòng, chống dịch trong doanh nghiệp, ngoài 4 mức xử lý theo luật lao động 2019 thì Người sử dụng lao động có thể quy định và áp dụng xử phạt hành chính đối với người lao động trong doanh nghiệp vi phạm các quy định về phòng, chống dịch covid-19 hay không? Xử phạt như vậy có vi phạm luật không? Có hình thức nào khác để dễ áp dụng xử lý không?

LUẬT TIỀN PHONG TRẢ LỜI:

1.  Người sử dụng lao động (NSDLĐ) không được áp dụng xử phạt hành chính đối với người lao động (NLĐ) trong doanh nghiệp, vì:

Thứ nhất,

–   Xử phạt hành chính hay chính là Xử phạt vi phạm hành chính: là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính (khoản 2 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020).

Người bị xử phạt phải có hành vi vi phạm hành chính. Theo đó:

“Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”.

–   Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính gồm: (1) Cảnh cáo, (2) Phạt tiền, (3) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn, (4) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính), (5) Trục xuất.

–   Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020 gồm:

+    Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp (Điều 38);

+    Thẩm quyền của Công an nhân dân (Điều 39):

+    Thẩm quyền của Bộ đội biên phòng (Điều 40);

+    Thẩm quyền của Cảnh sát biển (Điều 41);

+    Thẩm quyền của Hải quan (Điều 42);

+    Thẩm quyền của Kiểm lâm (Điều 43);

+    Thẩm quyền của cơ quan Thuế (Điều 44);

+    Thẩm quyền của Quản lý thị trường (Điều 45);

+    Thẩm quyền của Thanh tra (Điều 46);

+    Thẩm quyền của Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thuỷ nội địa (Điều 47);

+    Thẩm quyền của Toà án nhân dân (Điều 48);

+    Thẩm quyền của cơ quan thi hành án dân sự (Điều 49);

+    Thẩm quyền của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (Điều 51).

Như vậy, xử phạt hành chính là cơ chế quản lý của cơ quan nhà nước đối với cá nhân , tổ chức có hành vi vi phạm. Doanh nghiệp không phải là đơn vị có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

Thứ hai,

Theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019, giữa người sử dụng lao động và người lao động ràng buộc trách nhiệm với nhau bằng Kỷ luật lao động và NSDLĐ áp dụng các biện pháp xử lý khi người lao động vi phạm bằng các hình thức xử lý kỷ luật lao động theo quy định tại Điều 124 BLLĐ là: (1) Khiển trách, (2) Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng, (3) Cách chức, (4) Sa thải và trách nhiệm vật chất nếu gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động.

Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động cụ thể được NSDLĐ quy định rõ trong Nội quy lao động của công ty để thống nhất áp dụng.

2.  Biện pháp quản lý 

Để xử lý những hành vi vi phạm các quy định về phòng, chống dịch covid-19, doanh nghiệp có thể cân nhắc các biện pháp:

–   Tuyên truyền cụ thể và bằng nhiều hình thức cho người lao động về tính nguy hiểm của dịch covid-19;

–   Phối hợp với Công đoàn sử dụng quỹ công đoàn để khen thưởng kịp thời những tấm gương người tốt, việc tốt trong công tác phòng, chống dịch;

–   Đối chiếu với các quy định cụ thể trong Nội quy lao động để xử lý nếu người lao động có hành vi vi phạm các quy định về phòng, chống dịch covid-19 và đồng thời phạm vào các quy định trong Nội quy công ty;

–   Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước ngay khi phát hiện vi phạm của người lao động và công khai về việc này trong toàn công ty.

Trên đây là tư vấn của Luật Tiền Phong. Mọi thắc mắc cần được tư vấn hoặc yêu cầu hỗ trợ thực hiện vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 091 616 2618/ 0976 714 386 để được hỗ trợ.

=============================

CÔNG TY LUẬT TNHH TIỀN PHONG

Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386