(Luật Tiền Phong) – Nhiều người nghĩ rằng, có quyết định giao đất hoặc giấy tờ cấp đất đứng tên mình là chắc chắn mình sẽ được công nhận quyền sử dụng đất dù không thực tế quản lý, sử dụng.
Quan niệm này đã thay đổi khi Toà án nhân dân tối cao có Quyết định công nhận một bản án tuyên: 1 người dù được cấp đất nhưng không sử dụng trong thời gian dài đã không được công nhận quyền sử dụng đất.
Dưới đây là những chia sẻ của chúng tôi về bản án lệ này, tất nhiên để bạn đọc dễ hiểu, chúng tôi đã lược đi nhiều chi tiết không trọng yếu và chỉ giữ lại các nội dung căn bản về nội dung chính và phán quyết của toà án.
NỘI DUNG VỤ VIỆC:
A được nhà nước cấp đất nhưng không sử dụng và giao cho B quản lý sử dụng ổn định, lâu dài từ khi được giao đất. B đã tôn tạo đất, xây dựng nhà ở, có đăng ký kê khai quyền sử dụng đất và A không có ý kiến gì. A sẽ không được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất.
Cụ A ra được nhà nước cấp đất ở từ năm 1973. Nhưng thực tế cụ chưa sử dụng ngày nào. Năm 1976 ông D là con cụ A có xây dựng một căn nhà cho cụ A ở. Cụ A có ở nhà đó một thời gian ngắn rồi chuyển đi nơi khác. Năm 1977, C là em trai của cụ A, có mượn đất của cụ A và cho con là B đến ở.
Năm 1994 cụ A chết không để lại di chúc, con dâu của cụ A nói trước khi của chết cụ A giao lại giấy tờ gốc về đất, QĐ nhà nước giao đất cho cụ A năm 1973. Năm 2008 nhà bị lũ nên giấy tờ bị cuốn trôi mất.
Cùng năm 2008, ông B có lên nói với gia đình ông D xin ký giấy ủy quyền để được hưởng bồi thường về nhà nước có thu hồi một phần thửa đất để làm đường. Nay gia đình bà muốn đòi lại phần đất ông B đang sử dụng vì đó là đất của bố chồng bà được nhà nước giao.
Quan điểm của ông B tại tòa án:
Ông được bố đẻ là cụ C giao cho sử dụng ổn định từ năm 1977. Nguồn gốc mảnh đất này là cụ C nhờ cụ A đứng tên xin giao đất. Vì thế nên của A có tên trên bản đồ 299. Năm 1998 ông đã kê khai đứng tên chủ sử dụng đất. Năm 2008 khi Nhà nước thu hồi một phần thửa đất thì cơ quan nhà nước có yêu cầu phải có biên bản xác nhận của gia đình cụ A. Ông D đã đại diện gia đình cụ A, ký văn bản xác nhận toàn bộ nhà đất là là của cụ C. Ông không chấp nhận đơn khởi kiện của gia đình ông D.
Theo thông tin của ủy ban nhân dân xã cung cấp thì thửa đất gia đình ông B đang quản lý sử dụng trên bản đồ 299 năm 1981 và sổ mục kê lập năm 1986 là đứng tên ông C. Nhưng Ủy ban nhân dân xã cũng xác minh và xác định ông A mới là người được giao đất.
Theo bản đồ địa chính lập năm 1998 thì thửa đất đã đứng tên ông B, sổ mục kê lập năm 1998 cũng ghi nhận nội dung này. Bản án dân sự sơ thẩm của tòa án tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông D, ông D được hưởng quyền thừa kế là quyền sử dụng đất do ông A để lại, buộc ông B phải trả lại cho ông D toàn bộ thửa đất trên thực tế. Riêng nhà và công trình gắn liền với đất thì ông B được ông D thanh toán theo kết luận của biên bản định giá. Nếu ông B muốn sử dụng đất thì phải thanh toán tiền cho gia đình ông D.
Bản án sơ thẩm bị ông B kháng cáo toàn bộ.
Tòa án cấp phúc thẩm đã quyết định chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông D chấp nhận đơn kháng cáo của ông B. Sửa bản án sơ thẩm theo hướng, giao cho ông B được sử dụng 1 phần thửa đất theo bản đồ lập năm 1981 đứng tên cụ C, một phần của thửa đất được giao cho ông D và ông D có trách nhiệm thanh toán giá trị tài sản nhà công trình trên đất đất cho ông B.
Ông B có đơn đề nghị giám đốc thẩm. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án phúc thẩm, đề nghị Ủy ban thẩm phán tòa án nhân dân cấp cao xét xử giám đốc thẩm theo hướng: hủy bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm, giao hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại từ đầu.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN CẤP GIÁM ĐỐC THẨM:
Thửa đất tranh chấp ban đầu được giao cho ông A từ năm 1973 và trên thực tế ông B sử dụng. Ông B chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Không có cơ sở để xác định căn nhà trên đất là do ông D xây. Ông B xuất trình được nhiều căn cứ chứng minh mình đã bỏ ra công sức cải tạo tôn cao và xây dựng nhà. Có văn bản của những người làm chứng đã đến làm giúp cho gia đình ông B.
Gia đình ông D không đưa ra được giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp đối với diện tích đất tranh chấp.
Ủy ban nhân dân xã xác nhận năm 73 nhà nước có giao đất cho ông cụ A nhưng trên thực tế cụ A chưa sử dụng đất ngày nào. Toàn bộ diện tích đất do gia đình ông B quản lý sử dụng từ năm 75 đến nay.
Trong quá trình sử dụng đất gia đình ông B đã thuê người vượt lấp để tôn nền, xây dựng và sửa chữa nhà nhiều lần, gia đình ông A vẫn về chơi nhà ông B hàng năm, hoàn toàn biết và không có tranh chấp.
Sau khi vợ chồng cụ A chết, ông D cũng có văn bản cam cụ A không về được nên giao lại quyền sử dụng đất trên cho gia đình ông B và không còn ý kiến gì về thửa đất đó.
Gia đình ông B quản lý sử dụng ổn định lâu dài và đã kê khai xin cấp giấy chứng nhận. Dù trên bản đồ giải thửa 299 và sổ mục kê năm 1982 ghi ông A là người sử dụng đất là chưa hợp pháp và chưa đúng với thực tế sử dụng đất.
Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm chỉ căn cứ vào việc cụ A được cấp đất để chấp nhận yêu cầu khởi kiện của gia đình ông D là không đúng.
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ÁN LỆ
Như vậy mặc dù cụ A là người được cấp đất nhưng sau khi được cấp đất cụ A đã không sử dụng đất mà cho ông B sử dụng từ năm 1975 đến nay. Quá trình ông B sử dụng, ông B đã cải tạo, tôn cao và xây dựng nhà ở trên đất cũng như kê khai đăng ký quyền sử dụng đất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ủy ban nhân dân xã và những người sinh sống tại địa phương đều xác nhận cụ a chưa từng ở trên đất. Sau khi cụ A chết, con trai cụ A là ông D cũng xác nhận cụ A không sử dụng đất và giao quyền cho ông B được sử dụng thửa đất đó và ông D không có ý kiến gì.
Như vậy, cụ A là người được giao đất nhưng đã không sử dụng đất mà giao cho ông B quản lý sử dụn. Ông B đã cải tạo nâng cao giá trị của đất và đăng ký kê khai quyền sử dụng đất cũng như nộp thuế. Theo quy định của pháp luật đất đai, ông B thuộc trường hợp được xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Việc cụ A không sử dụng đất nhưng đứng tên trên bản đồ giải thửa 299 và sổ mục kê năm 1982 là không chính xác và không phải là căn cứ để xác định của là chủ sử dụng hợp pháp của thửa đất này. Tòa án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm chỉ căn cứ vào việc cụ A được cấp đất để xác định đất là của cụ A và chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là không đúng.
Ý KIẾN CỦA LUẬT TIỀN PHONG
Nhận định của tòa án cấp giám đốc thẩm mới trên là hoàn toàn chính xác và phù hợp với thực tế sử dụng đất. Nội dung này cũng phù hợp với nguyên tắc của Luật đất đai là nhà nước cấp giấy chứng nhận cho những người thực tế sử dụng đất trên cơ sở tôn trọng quyền sử dụng lâu dài ổn định của họ.
Nếu các bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến án lệ này hoặc có những vấn đề pháp lý liên quan đến đất đai thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số tổng đài 091 616 2618/ 0976 714 386 hoặc Hotmail: contact@luattienphong.vn.
=============================
CÔNG TY LUẬT TNHH TIỀN PHONG
Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386
Hotmail: contact@luattienphong.vn
Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội
*Lưu ý: Nội dung bài viết chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự kiện khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do pháp luật hoặc chính sách của nhà nước có sự thay đổi. Vui lòng liên hệ luật sư qua hotline 091 616 2618/ 0976 714 386 hoặc email contact@luattienphong.vn để được tư vấn.
Luật sư Khúc Thị Quyên là Luật sư cao cấp của LTP, có điểm thi kết quả tập sự nghề Luật sư đứng thứ 2 toàn quốc. LS Quyên được đánh giá cao ở sự thông minh, nhiệt tình và trách nhiệm.