• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

Quy định về kê khai thuế khi có giao dịch liên kết

(Luật Tiền Phong) – mở cửa thị trường , nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam, cũng như Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Bên cạnh những quốc gia được quản lý và thu thuế chặt chẽ, thì có những nơi lại là “thiên đường” thuế. Vì vậy, Chính phủ Việt Nam đã ban hành văn bản quy định về quản lý thuế đối với giao dịch liên kết để kiểm soát việc này.

Quy định về kê khai thuế khi có giao dịch liên kết

Quy định về kê khai thuế khi có giao dịch liên kết

Giao dịch liên kết hiểu theo cách hiểu đơn giản là những giao dịch phát sinh giữa các chủ thể không cùng hệ thống quản lý thuế của một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ; theo đó các chủ thể có những quan hệ đặc biệt mà có thể chi phối lẫn nhau như: quan hệ góp vốn, quản lý, điều hành trực tiếp khiến cho giao dịch không vận hành theo quy luật khách quan của thị trường. Đối với các Giao dịch liên kết, nhà nước Việt Nam đặt các quy định chặt chẽ để quản lý giá hợp đồng và đảm bảo không thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.

Toàn bộ các vấn đề liên quan đến giao dịch liên kết được quy định tại Nghị định 132/2020/NĐ – CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết theo đó gồm có:

–  Nguyên tắc xác định giá giao dịch liên kết khi kê khai;

–  Quyền và nghĩa vụ của công ty khi nộp thuế trong xác định giá giao dịch liên kết

–  Thủ tục kê khai;

–  Trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong quản lý thuế với các trường hợp phát sinh giao dịch liên kết.

1.  Các trường hợp được tính là có quan hệ liên kết

Giao dịch liên kết được hình thành từ các bên có quan hệ liên kết theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.  Ví dụ các trường hợp sau nếu có phát sinh hợp đồng kinh doanh thì được tính là có giao dịch liên kết:

–  Một Công ty nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia;

–  Cả hai doanh nghiệp đều có ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu do một bên thứ ba nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp;

–  Một doanh nghiệp là cổ đông lớn nhất về vốn góp của chủ sở hữu và nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp kia;

–  Hai doanh nghiệp cùng có trên 50% thành viên ban lãnh đạo hoặc cùng có một thành viên ban lãnh đạo có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh được chỉ định bởi một bên thứ ba;

–  Hai cơ sở kinh doanh có mối quan hệ trụ sở chính và cơ sở thường trú hoặc cùng là cơ sở thường trú của tổ chức, cá nhân nước ngoài;

–  Các trường hợp khác trong đó doanh nghiệp chịu sự điều hành, kiểm soát, quyết định trên thực tế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kia.

2.  Nghĩa vụ kê khai thuế của doanh nghiệp có giao dịch liên kết

Công ty có giao dịch liên kết có trách nhiệm :

–  Tự kê khai và lựa chọn phương thức xác định và xác định giá giao dịch liên kết;

–  Kê khai thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết và nộp cùng tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp;

–  Lưu giữ và cung cấp Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết khi được yêu cầu;

–  Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết được lập trước thời điểm kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm.

Cơ quan thuế kiểm tra giao dịch liên kết:

–  Cơ quan thuế xem xét hồ sơ kê khai về mức giá; tỷ suất lợi nhuận; tỷ lệ phân bổ lợi nhuận và ấn định thuế trong trường hợp: công ty thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ. Cơ quan thuế sẽ xem xét doanh thu, chi phí hoặc thu nhập chịu thuế theo các nguyên tắc phân tích so sánh, phương pháp xác định giá giao dịch liên kết và cơ sở dữ liệu sử dụng trong quản lý giá giao dịch liên kết theo quy định. Cơ quan thuế cũng có thể ấn định thuế căn cứ cơ sở dữ liệu của Cơ quan thuế nếu công ty chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ.

–  Cơ quan thuế có quyền ấn định mức giá; tỷ suất lợi nhuận; tỷ lệ phân bổ lợi nhuận được sử dụng để kê khai tính thuế, ấn định thu nhập chịu thuế hoặc số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp đối với người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết căn cứ các thông tin, dữ liệu và phân tích đánh giá của Cơ quan thuế, trong các trường hợp doanh nghiệp có các hành vi vi phạm pháp luật về xác định giá giao dịch liên kết như: không kê khai, kê khai không đầy đủ thông tin hoặc không nộp Mẫu kê khai quy định tại các nghị định của chính phủ; doanh nghiệp không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết quy định tại Mẫu biểu do chính phủ ban hành; hoặc sử dụng các thông tin về giao dịch độc lập không trung thực, không đúng thực tế để phân tích so sánh, kê khai xác định giá giao dịch liên kết hoặc dựa vào các tài liệu, dữ liệu và chứng từ không hợp pháp, không hợp lệ hoặc không nêu rõ nguồn gốc xuất xứ để xác định mức giá, tỷ suất lợi nhuận hoặc tỷ lệ phân bổ lợi nhuận áp dụng cho giao dịch liên kết.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Các phương pháp xác định giá giao dịch liên kết

>>> Các trường hợp có quan hệ liên kết nhưng không phải kê khai và lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết

>>> Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra các doanh nghiệp có giao dịch liên kết

====================

BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT – CÔNG TY LUẬT TNHH TIỀN PHONG

Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386