Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề
Luật Tiền Phong – Có trường hợp nào một người được sử dụng đất thuộc sở hữu của người khác mà không vi phạm pháp luật hay không?
Trong bài viết sau đây, hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời.
Pháp luật Việt Nam không chỉ quy định người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà có các quyền sử dụng/ sở hữu đối với bất động sản (nhà đất) của mình mà còn quy định quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề. Quyền này giúp chủ sử dụng/sở hữu bất động sản bảo đảm các nhu cầu của mình về lối đi, cấp, thoát nước, cấp khí ga, đường tải dây điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý.
Bộ luật Dân sự 2015 quy định cụ thể về quyền này như sau:
– Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Khi được mở lối đi thì chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
– Về vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên. Nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
– Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong mà không có đền bù.
Các quy định được dựa trên nguyên tắc:
Việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề theo thỏa thuận của các bên. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
– Bảo đảm nhu cầu hợp lý của việc khai thác bất động sản hưởng quyền phù hợp với mục đích sử dụng của cả bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền.
– Không được lạm dụng quyền đối với bất động sản chịu hưởng quyền.
– Không được thực hiện hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn.
Luật Tiền Phong tư vấn pháp luật và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ pháp lý. Liên hệ với chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 091 616 2618/ 0976 714 386 để được hỗ trợ. Chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng khách hàng!
============================
CÔNG TY LUẬT TNHH TIỀN PHONG
Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386
Hotmail: contact@luattienphong.vn
Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội