• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

Pháp luật quy định như thế nào về hình thức kinh doanh bảo hiểm?

(Luật Tiền Phong) – Hiện nay nhắc đến hai từ “Bảo hiểm” không còn xa lạ gì với mọi người, chúng ta thường biết đến bảo hiểm xã hội của người lao động, bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc cho xe máy, ô tô và gần đây là các đơn vị bảo hiểm được thành lập cũng rất nhiều, việc chào mua hợp đồng bảo hiểm này chính là một thức kinh doanh.

Vậy câu hỏi đặt ra là kinh doanh bảo hiểm là gì? Được pháp luật quy định như thế nào?

Pháp luật quy định như thế nào về hình thức kinh doanh bảo hiểm?

Pháp luật quy định như thế nào về hình thức kinh doanh bảo hiểm?

Kinh doanh bảo hiểm là gì?

Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Có 4 loại bảo hiểm chính được kinh doanh như sau:

  1. Bảo hiểm nhân thọ baogồm: bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm sinh kỳ, bảo hiểm tử kỳ, bảo hiểm hôn hợp, bảo hiểm hưu trí…
  2. Bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm: Bảo hiểm tài sản và bảohiểm thiệt hại, Bảo hiểm xe cơ giới; Bảo hiểm cháy, nổ;…
  3. Bảo hiểm sức khoẻ baogồm: Bảo hiểm tai nạn con người; Bảo hiểmy tế; Bảo hiểm chăm sóc sức khoẻ …
  4. Các nghiệp vụ bảo hiểm khác do Chính phủ quyđịnh như bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật; bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

Trong các hình thức bảo hiểm trên thì có hình thức bảo hiểm là bắt buộc và một số hình thức không bắt buộc.

Hệ thống pháp luật quy định về hoạt động kinh doanh bảo hiểm

  1. Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000;
  2. Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi năm 2010;
  3. Nghị định 73/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi;
  4. Nghị định 151/2018/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm quản lý nhà nước của Bộ Tài Chính;
  5. Thông tư 115/2013/TT-BTC Hướng dẫn bảo hiểm hưu trí và Quỹ hưu trí tự nguyện do Bộ Tài chính ban hành;
  6. Văn bản hợp nhất 06/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật kinh doanh bảo hiểm do Văn phòng Quốc hội ban hành;
  7. Văn bản hợp nhất 12/VBHN-VPQH năm 2013 hợp nhất Luật kinh doanh bảo hiểm do Văn phòng Quốc hội ban hành.

Như vậy, chúng ta có thể thấy hoạt động kinh doanh bảo hiểm ngày nay đang rất phát triển bên cạnh đó cũng đã có một hệ thống văn bản pháp lý tương đối nhiều quy định về hoạt động này. Đây chính là hành lang pháp lý để các cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm cần biết để thực hiện đúng quy định.

Có thể bạn quan tâm:

====================

BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT  – LUẬT TIỀN PHONG

Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Toà nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

*Lưu ý: Nội dung bài viết chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự kiện khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do pháp luật hoặc chính sách của nhà nước có sự thay đổi. Vui lòng liên hệ luật sư qua hotline 1900 6289 hoặc email contact@luattienphong.vn để được tư vấn.

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386