• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

Thủ tục hòa giải khi ly hôn

Luật Tiền Phong – Hòa giải là một phương thức giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực dân sự, thương mại, tranh chấp hôn nhân gia đình cũng không ngoại lệ. Vậy pháp luật quy định cụ thể về thủ tục này như thế nào, mời Quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Luật Tiền phong.

Thủ tục hòa giải khi ly hôn

Thủ tục hòa giải khi ly hôn

Hòa giải trong ly hôn được thực hiện với mong muốn giúp hàn gắn lại mối quan hệ vợ chồng đang bên bờ vực thẳm đồng thời tiết kiệm được thời gian, công sức cũng như tiền bạc của các bên. Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, khi giải quyết ly hôn sẽ có thủ tục hòa giải ở cơ sở (hòa giải diễn ra trước khi nộp đơn yêu cầu ly hôn) và hòa giải tại Tòa án (hòa giải trong khi chờ đưa vụ án ra xét xử sau khi vụ án đã được thụ lý). Hai thủ tục này có những khác biệt nhất định.

1.   Hòa giải ở cơ sở

Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giáo dục, vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, các thành viên của mình và mọi công dân xây dựng gia đình văn hóa; kịp thời hòa giải mâu thuẫn trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên gia đình. Nhà trường phối hợp với gia đình trong việc giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hôn nhân và gia đình cho thế hệ trẻ.

2.   Hòa giải tại Tòa án

Điều 54 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 chỉ rõ: “Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”. Cụ thể thủ tục hòa giải ly hôn tại Tòa được thực hiện theo trình tự sau đây:

–      Trước khi tiến hành phiên hòa giải, Tòa án thông báo cho các đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự biết về thời gian, địa điểm tiến hành phiên hòa giải, nội dung các vấn đề cần hòa giải.

–      Trong phiên hòa giải phải có mặt cả hai bên vợ chồng. Nếu vắng mặt một trong hai vợ chồng, thì Thẩm phán phải hoãn phiên hòa giải. Khi tiến hành hòa giải, Thẩm phán phổ biến cho các bên biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành để họ tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.

–     Trường hợp vợ, chồng thỏa thuận được với nhau về vấn đề ly hôn thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành. Biên bản này được gửi ngay cho các đương sự tham gia hòa giải.

–     Trường hợp hai bên vợ, chồng không thỏa thuận được với nhau thì Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Tuy nhiên nếu một bên vợ hoặc chồng đề nghị không tiến hành hòa giải thì Tòa án sẽ không thực hiện thủ tục này trong quá trình giải quyết ly hôn theo quy định tại Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Trên đây là tất cả những quy định của pháp luật về thủ tục hòa giải khi ly hôn. Hy vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp sẽ giúp ích được cho các bạn. Mọi thắc mắc, băn khoăn vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí của Luật Tiền Phong theo số 091 616 2618/ 0976 714 386.

============================

CÔNG TY LUẬT TNHH TIỀN PHONG

Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

 

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386