• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

Ban giám thị trại tạm giam có được chứng thực chữ ký?

(Luật Tiền Phong) – nếu công dân bình thường khi xin chứng thực chữ ký sẽ liên hệ với UBND cấp xã, phường hoặc văn phòng công chứng. Còn với bị can, bị cáo khi bị tạm giam thì xin chứng thực chữ ký tại cơ quan nào?

Mời các bạn theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi về vấn đề này.

Ban giám thị trại tạm giam có được chứng thực chữ ký?

Ban giám thị trại tạm giam có được chứng thực chữ ký?

>>> Thủ tục chuyển nhượng nhà đất của bị can, bị cáo

KHÁCH HÀNG HỎI:

Chào Công ty Luật Tiền Phong,

Người nhà tôi bị bắt tạm giam từ ngày 1/6/2020 về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và hiện bị tạm giam tại nhà tạm giam công an tỉnh xxx.  Gia đình chúng tôi có mời luật sư bào chữa vào làm việc với người nhà chúng tôi trong trại tạm giam. Người nhà chúng tôi muốn nhờ luật sư tư vấn và hỗ trợ thủ tục bán tài sản để lấy tiền khắc phục hậu quả. Luật sư thông báo với chúng tôi mời công chứng viên đến trại tạm giam để chứng thực chữ ký và giải thích ban giám thị trại không có quyền chứng thực chữ ký, nếu cứ nhờ thì họ sẽ làm nhưng sau này hồ sơ không hợp lệ phải làm lại thì mệt và tốn kém. Chúng tôi không hiểu luật sư nói vậy là đúng hay sai vì chúng tôi nghĩ không cán bộ công chứng viên nào vào trại giam để giúp em chúng tôi được. Mong Luật Tiền Phong tư vấn giúp.

LUẬT TIỀN PHONG TRẢ LỜI:

Chào bạn, vấn đề bạn hỏi Công ty Luật Tiền Phong tư vấn cho bạn như sau:

Về thẩm quyền chứng thực chữ ký

Theo quy định tại nghị định 23/2015/NĐ-CP thì ban giám thị không có quyền chứng thực chữ ký dù là cơ quan quản lý sự tự do thân thể và tự do đi lại của bị can, bị cáo.

Theo Luật thi hành tạm giữ, tạm giam, Giám thị trại tạm giam có các quyền và nghĩa vụ như sau:

a) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của nhà tạm giữ, trại tạm giam;

b) Quyết định phân loại, tổ chức giam giữ người bị tạm giữ, người bị tạm giam;

c) Quyết định kiểm tra, thu giữ, xử lý tài liệu, đồ vật thuộc danh mục cấm;

d) Ra lệnh trích xuất để khám, chữa bệnh và phục vụ công tác giam giữ; ra lệnh trích xuất hoặc quyết định cho gặp thân nhân, người bào chữa hoặc người đại diện hợp pháp để thực hiện một số quyền, nghĩa vụ do luật định;

đ) Thực hiện lệnh trích xuất hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho người nước ngoài bị tạm giữ, tạm giam tiếp xúc lãnh sự hoặc các tổ chức nhân đạo;

e) Tổ chức bảo vệ an toàn cơ sở giam giữ; bảo đảm vệ sinh môi trường; phòng, chống thiên tai, dịch bệnh; thông báo cho cơ quan y tế nơi gần nhất khi có dịch bệnh xảy ra để phối hợp dập tắt dịch bệnh.

Quy định của chính phủ tại Nghị định 23 thì các cơ quan sau có thẩm quyền chứng thực chữ ký:

  • UBND cấp xã, phường.
  • Phòng tư pháp cấp quận, huyện.
  • Cơ quan ngoại giao, cơ quan đại diện ngoại giao của nhà nước Việt Nam (đối với người đi lao động, học tập, du lịch, chữa bệnh… ở nước ngoài).
  • Văn phòng công chứng (công chứng viên).

Đối với việc chứng thực tài liệu sao y từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng mua bán tài sản là động sản thì không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu. Nếu luật sư là người yêu cầu thì có quyền lựa chọn văn phòng công chứng gần nhất để tiết kiệm chi phí cho bị can, bị cáo.

Đối với việc chứng thực hợp đồng mua bán bất động sản thì phải là UBND cấp xã, phường nơi có bất động sản hoặc văn phòng công chứng nơi có bất động sản.

Về hồ sơ cần chuẩn bị khi chuyển nhượng tài sản

Đối với tài sản là bất động sản thì bạn cần chú ý các loại tài liệu phải chuẩn bị khi chuyển nhượng gồm có:

  • Giấy tờ bản chính tài sản.
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân của bên bán (là giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân).
  • Giấy tờ tuỳ thân hai bên mua bán (chứng minh nhân dân/căn cước công dân và hộ khẩu). Nếu bên bán là người công tác trong ngành công an, quân đội, không có hộ khẩu tại địa phương thì phải có xác nhận của cơ quan, đơn vị về nội dung bên bán có biên chế trong cơ quan, đơn vị).
  • Hợp đồng chuyển nhượng tài sản.
  • Trường hợp bị can, bị cáo uỷ quyền cho người khác thực hiện quyền này thì phải có thêm hợp đồng uỷ quyền và giấy tờ tuỳ thân của người được uỷ quyền.

Một số lưu ý

Nếu bị can, bị cáo bị bắt về hành vi liên quan đến các tội có gắn với trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì việc chuyển nhượng tài sản phải được chấp thuận từ cơ quan tiến hành tố tụng.

Việc đưa các cán bộ chứng thực chữ ký vào làm việc phải xin ý kiến cơ quan tiến hành tố tụng và ban giám thị trại tạm giam trước.

Trên đây là nội dung tư vấn của luật sư, hi vọng giúp bạn làm sáng tỏ vấn đề mà bạn đang quan tâm, nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn chi tiết hơn nữa, vui lòng kết nối đến điện thoại 091 6162 618 hoặc email Contact@luattienphong.vn để được hỗ trợ.

Thân chúc bạn và người nhà sớm hoàn thành được các giao dịch để giải quyết vụ án đúng pháp luật và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người nhà của bạn kịp thời.

====================

BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT TIỀN PHONG

Hotline: 091 6162 618

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Toà nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

 

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386