• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

Viện kiểm sát chỉ được từ chối tiếp công dân trong trường hợp nào?

(Luật Tiền Phong) – tiếp công dân là một quy định bắt buộc áp dụng cho nhiều cơ quan quản lý nhà nước để nhằm giúp công tác giải quyết các nguyện vọng, đề nghị hợp pháp, chính đáng của công dân được giải quyết kịp thời.

Đối với trách nhiệm tiếp công dân của viện kiểm sát nhân dân các cấp cũng được quy định cụ thể trong nhiều văn bản pháp luật. Tuy nhiên không phải khi nào Viện kiểm sát cũng bắt buộc phải tiếp công dân. Bài viết dưới đây chúng tôi xin giới thiệu về các trường hợp khi và chỉ khi xảy ra một số sự kiện sau đây thì Viện kiểm sát mới được từ chối tiếp công dân.

Viện kiểm sát chỉ được từ chối tiếp công dân trong trường hợp nào

Viện kiểm sát chỉ được từ chối tiếp công dân trong trường hợp nào

Căn cứ pháp lý:

–  Luật Tiếp công dân.

–  Quyết định 249 ngày mùng 9 tháng 7 năm 2020 về quy trình tiếp công dân trong ngành kiểm sát nhân dân.

Các trường hợp viện kiểm sát nhân dân được quyền từ chối tiếp công dân:

Theo quyết định số 249 thì người có thẩm quyền được phép từ chối tiếp công dân trong các trường hợp:

Một là, người khi đang ở trong tình trạng mất tỉnh táo do dùng chất kích thích.

Hai là, người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc mất khả năng điều khiển hành vi của mình.  Quy định này khá là khó kiểm soát bởi vì không phải khi nào người tiếp công dân cũng xác định được chính xác người đến trụ sở Viện kiểm sát gặp bộ phận tiếp công dân có bị mắc bệnh tâm thần, có bị mất khả năng kiểm soát nhận thức hay không.

Ba là, người đến cơ quan kiểm sát nhưng có hành vi đe dọa, xúc phạm người tiếp công dân, hoặc là có những hành vi khác mà vi phạm nội quy nơi tiếp công dân thì người tiếp công dân cũng có quyền từ chối tiếp.

Bốn là, người đến trình bày đơn khiếu nại, tố cáo về một vụ việc nhưng đã có hồ sơ thể hiện vụ việc đó đã được giải quyết đúng chính sách, đúng quy định của pháp luật. Người có đơn đã được thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết thì người tiếp công dân có trách nhiệm giải thích hướng dẫn. Nếu vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài không có căn cứ thì cũng có quyền từ chối cho công dân.

Năm là, các trường hợp khiếu nại đã được giải quyết đúng thẩm quyền, trình tự và thủ tục theo quy định nhưng người khiếu nại không đồng ý và chuyển sang tố cáo thì:

+ Người tiếp công dân của có quyền từ chối nếu người có đơn không cung cấp được các thông tin, tài liệu, chứng cứ xác định người giải quyết khiếu nại có hành vi vi phạm pháp luật. Trước khi từ chối thì người tiếp công dân giải thích cho người có đơn tố cáo cũng như hướng dẫn họ chuẩn bị thông tin, tài liệu, chứng cứ nếu người này vẫn không đồng ý thì mới được quyền từ chối tiếp.

+  Từ chối với những trường hợp khác theo quy định. Theo quan điểm của chúng tôi nội dung này trong quyết định 249 là nội dung sẽ gặp khó khăn trên thực tế thực hiện. Như thế nào là trường hợp khác và căn cứ nào để người tiếp công dân từ chối thì quyết định 249 chưa giải thích.

Sáu là, trong trường hợp người đại diện của cá nhân hoặc tổ chức khiếu nại nhưng không đủ giấy tờ chứng minh tư cách đại diện của mình, hoặc nội dung khiếu nại không phù hợp với văn bản ủy quyền thì người tiếp công dân cũng có quyền từ chối.

Trường hợp đơn có nhiều nội dung thì xử lý thế nào?

Trong trường hợp đơn có nhiều nội dung khác nhau vừa kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo thì người tiếp công dân có trách nhiệm phải hướng dẫn cho người có đơn viết thành từng loại đơn riêng để thực hiện đúng các quyền của mình theo quy định của pháp luật.

Trường hợp trong đơn có cả yêu cầu xử lý trách nhiệm hình sự thì người tiếp công dân có trách nhiệm hướng dẫn người có đơn làm thành một đơn riêng và chuyển sang cơ quan có thẩm quyền thụ lý đơn tố giác để giải quyết theo trình tự của tố tụng hình sự.

Người có đơn đến trụ sở tiếp công dân thì phải xuất trình các giấy tờ tùy thân để chứng minh nhân thân của mình

Người đến cơ quan tiếp công dân của Viện Kiểm sát phải nêu rõ họ tên, địa chỉ và xuất xuất trình các giấy tờ tùy thân của mình. Người có đơn phải chứng minh mình là người tự thực hiện các quyền khiếu nại hay mình là người đại diện cho các cá nhân cơ quan, tổ chức khiếu nại.

Trường hợp người có đơn đi khiếu nại, tố cáo với danh nghĩa là người được ủy quyền hoặc người đại diện theo pháp luật thì phải xuất trình các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện của mình. Nếu luật sư đại diện cho khách hàng của mình thực hiện quyền khiếu nại thì phải xuất trình thẻ luật sư và văn bản ủy quyền khiếu nại.

Trên đây là văn bản tổng hợp quy định mới nhất về tiếp công dân trong ngành kiểm sát, Luật Tiền Phong xin chia sẻ với bạn đọc. Nếu các bạn gặp phải bất kỳ vấn đề pháp lý nào liên quan đến thái độ của cán bộ tiếp công dân hoặc các bạn cần hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp lý thì vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

=============================

CÔNG TY LUẬT TNHH TIỀN PHONG

Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386