Luật Tiền Phong – Khi làm thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài, bước đầu tiên bạn cần làm đó là chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để thực hiện việc đăng ký. Nhằm hạn chế những khó khăn cho những ai đang có ý định tiến tới hôn nhân với người nước ngoài, sau đây Luật Tiền Phong xin cung cấp thông tin về thành phần hồ sơ khi đăng ký kết hôn.
1. Quy định của pháp luật hiện hành về kết hôn với người nước ngoài
Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
-
Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.
-
Việc kết hôn giữa những người nước ngoài thường trú ở Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.
Theo đó công dân Việt Nam và công dân nước ngoài phải tuân theo các điều kiện kết hôn đó là:
– Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
– Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
– Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật hôn nhân gia đình.
Cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn đó là Ủy ban nhân dân Quận/huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam.
2. Hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Đối với trường hợp hai bên người nước ngoài và người Việt Nam muốn đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì hồ sơ cần chuẩn bị gồm có:
Đối với người Việt Nam
– CMND, sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực);
– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (được cấp có hiệu lực trong vòng 6 tháng);
– Giấy khám sức khỏe;
– Tờ khai.
Đối với người nước ngoài
– Hồ sơ người nước ngoài cần chuẩn bị kết hôn gồm có:
– Hộ chiếu/Thẻ tạm trú (bản sao dịch và có chứng thực của Sở Tư Pháp);
– Giấy tờ tương đương xác nhận tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
– Giấy khám sức khỏe;
– Tờ khai.
Lưu ý: đối với hồ sơ của người nước ngoài khi mang sang Việt Nam thực hiện thủ tục cần chú ý một số điểm sau:
– Tài liệu phải do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, có đầy đủ dấu và chữ ký;
– Tài liệu khi mang sang Việt Nam cần phải được dịch hoàn chỉnh thành tiếng việt, có chữ ký và dấu xác nhận bản dịch của Phòng Tư pháp thuộc Sở Tư pháp;
– Tài liệu cần được hợp pháp hóa lãnh sự: cần được Đại sứ quán của nước đó tại Việt Nam xác nhận đây đúng là văn bản do cơ quan có thẩm quyền của nước họ cấp;
Sau khi đã có xác nhận của Đại sứ quán thì văn bản cần được dịch và gửi đến Cục lãnh sự thuộc Bộ ngoại giao của Việt Nam để công nhận văn bản được thi hành tại Việt Nam.
Luật Tiền Phong chuyên cung cấp các thông tin pháp luật, tư vấn và hỗ trợ các dịch vụ pháp lý. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo tổng đài 1900 6289 để được các Luật sư giàu kinh nghiệm giải đáp vướng mắc của bạn nhé!
Chuyên viên Phòng Giấy phép con, có 03 năm kinh nghiệm, được khách hàng đánh giá là cẩn thận, chuẩn mực và tận tâm.