• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

Quy định của pháp luật về sinh con thứ 3

Luật Tiền Phong – Với mục tiêu chính sách dân số của Chính phủ là duy trì mỗi cặp vợ chồng có một hoặc hai con để ổn định quy mô dân số, bảo đảm cơ cấu dân số và phân bố dân cư hợp lý, nâng cao chất lượng dân số.

Quy định của pháp luật về sinh con thứ ba

Quy định của pháp luật về sinh con thứ ba

Thời gian qua Luật Tiền Phong nhận được nhiều cuộc gọi của khách hàng đến tổng đài tư vấn 1900 6289 hỏi về chế tài xử phạt vi phạm hành chính khi sinh con thứ 3. Để rộng đường dư luận, Luật Tiền Phong biên tập thành bài tư vấn như sau:

KHÁCH HÀNG HỎI:

Thưa Luật sư,

Tôi hiện tại đang làm trong một Bệnh viện tư nhân, có hợp đồng lao động với Bệnh viện, hiện tại tôi đang có 02 con trai và chuẩn bị sinh 01 bé gái, theo như tôi được biết thì chính sách dân số của Nhà nước thì một cặp vợ chồng chỉ được sinh từ 01 đến 02 con, vậy khi tôi sinh con thứ 03 thì tôi có bị cơ quan xử phạt hay không?

Mong Luật sư giúp đỡ. Cảm ơn Luật sư.

LUẬT TIỀN PHONG TRẢ LỜI:

Vấn đề bạn hỏi, Công ty Luật Tiền Phong tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất, bạn chỉ là người lao động bình thường làm việc theo Hợp đồng lao động, không phải là cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương theo ngân sách nhà nước thì đối với trường hợp của bạn, bạn có thể  sinh con thứ ba mà không bị phạt dựa vào căn cứ pháp luật sau:

Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 17 Nghị định 104/2003/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh dân số như sau: “Quyết định về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh phù hợp với quy mô gia đình ít con, mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội và chính sách dân số của Nhà nước trong từng giai đoạn; phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khoẻ, điều kiện học tập, lao động, công tác, thu nhập và nuôi dạy con của cặp vợ chồng, cá nhân trên cơ sở bình đẳng.” 

Thứ hai, các trường hợp là Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức sinh con thứ ba thì căn cứ vào:

Trường hợp thứ nhất – Đối với Đảng viên: 

Theo quy định tại Điều 27 Quyết định số 102-QĐ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương quy định về xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm có nội dung như sau:

“1- Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ ba (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:

  1. a) Cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hóa gia đình; tham gia các hoạt động xét nghiệm, chuẩn đoán để xác định giới tính thai nhi trái quy định.
  2. b) Khai báo hoặc xin xác nhận, giám định không trung thực về tình trạng sức khỏe của vợ (chồng), con để thực hiện không đúng quy định hoặc để trốn tránh không bị xử lý do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

Trường hợp vi phạm đã bị xử lý kỷ luật theo quy định trên này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ tư (trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ).

Trường hợp vi phạm quy định trên và gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ năm trở lên hoặc vi phạm trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ khỏi Đảng.

Gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm cố tình sinh thêm con ngoài quy định.”

Đối với cán bộ, công chức, viên chức:

Trước đây khi Nghị định 114/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ quy định xử phạt vi  phạm hành chính về dân số và trẻ em (đã hết hiệu lực thi hành) có quy định:

Nếu sinh con thứ 3 thì sẽ bị xử phạt hành chính phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép, tước chứng chỉ hành nghề, cấm đảm nhiệm chức vụ, hay bị khiển trách kỷ luật của cơ quan nơi người đó đang đảm nhiệm chức vụ, đang công tác.

Tuy nhiên, khi Nghị định 176/2013/NĐ-CP có hiệu lực kể từ 31/12/2013 ra đời thì xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em đã không đề cập gì đến việc “xử lý việc sinh con thứ ba” nữa.

Đây là một chính sách mở để đối phó với tình trạng dân số già của Việt Nam trong tương lai. Do đó, những quy định xử lý việc sinh con thứ 3 cũng sẽ phải thay đổi đảm bảo tính thống nhất của pháp luật.

Điều này có nghĩa là pháp luật hiện tại không cấm việc sinh con thứ 3 đối với cán bộ, công chức, viên chức. Pháp luật hiện hành để mở chế độ sinh con thứ ba, nên cơ quan nơi người sinh con thứ ba không được viện cớ để xử lý đối với nhân viên cơ quan mình sinh con thứ 3.

Tuy nhiên, hình thức xử lý cụ thể cho mỗi cán bộ, công chức, viên chức vi phạm được thực hiện theo quy định trong nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị đó đề ra nên cần tham khảo nội quy tại cơ quan người sinh con thứ ba đang làm việc.

Trên đây là nội dung tư vấn của luật sư, hị vọng giúp bạn làm sáng tỏ vấn đề mà bạn đang quan tâm, nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn chi tiết hơn nữa, vui lòng kết nối đến tổng đài 091 616 2618/ 0976 714 386 để được hỗ trợ.

 

=============================

CÔNG TY LUẬT TNHH TIỀN PHONG

Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386