• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

Khi nào nên nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp?

(Luật Tiền Phong) – Không giống như quyền tác giả – xác lập quyền ngay khi tác phẩm được tạo ra, quyền sở hữu công nghiệp (sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu) được xác định trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Như vậy, khi nào nên nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, sáng chế, kiểu sáng công nghiệp? Kính mời độc giả tìm hiểu cùng chúng tôi.

Khi nào nên nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp?

Khi nào nên nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp?

1.  Cơ sở pháp lý

  •  Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009;
  •  Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2019;
  •  Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
  •  Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
  •  Thông tư 16/2016/TT-BKHCN ngày 30/06/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007 hướng dẫn thi hành nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30 tháng 7 năm 2010, thông tư số 18/2010/TT-BKHCN ngày 22 tháng 7 năm 2011 và thông tư số 05/2013/TT-BKHCN ngày 20 tháng 02 năm 2013.

2.  Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên

Hiện nay, các quốc gia trên thế giới hầu hết áp dụng hoặc nguyên tắc nộp đơn đầu tiên (first-to-file) hoặc nguyên tắc sử dụng đầu tiên (first-to-use) đối với nhãn hiệu và nguyên tắc phát minh đầu tiên (first-to-invent) đối với sáng chế/giải pháp hữu ích trong hệ thống xét nghiệm đơn xác lập quyền sở hữu công nghiệp của quốc gia mình. Tuy nhiên, nhiều quốc gia trên thế giới lựa chọn nguyên tắc nộp đơn đầu tiên bởi các ưu điểm sau:

Thứ nhất, hạn chế các tranh chấp xảy ra và thuận lợi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét thẩm định đơn để ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ.

Thứ hai, nâng cao ý thức tự bảo vệ quyền sở hữu của chủ sở hữu nhãn hiệu, sáng chế/giải pháp hữu ích, kiểu dáng đối với tài sản sở hữu trí tuệ.

Thứ ba, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, sáng tạo các sản phẩm trí tuệ.

Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên cũng được áp dụng trong hệ thống xét nghiệm quốc gia tại Việt Nam với nội dung như sau:

Đối với đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích và kiểu dáng công nghiệp: Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký trùng hoặc tượng tự/không khác biệt đáng kể với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đơn hợp lệ nào có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số các đơn đáo ứng các điều kiện cấp văn bằng bảo hộ.

Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu: Trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều chủ đơn đăng ký trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự với nhau hoặc trong trường hợp một chủ đơn nộp nhiều đơn đăng ký nhãn hiệu trùng dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho nhãn hiệu trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.

Riêng đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.

Trong trường hợp các nhiều đơn đăng ký cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên và ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đối tượng của một đơn duy nhất trong số các đơn này theo thỏa thuận giữa các chủ đơn. Trong trường hợp các chủ đơn không thỏa thuận được thì các đối tượng xin bảo hộ tương ứng tại các đơn đều sẽ bị từ chối bảo hộ.

Tuy nhiên, sau thời gian áp dụng nguyên tắc này cũng đã bộc lộ nhược điểm từ chính ưu điểm của nó. Những năm gần đây, có một số cá nhân, tổ chức lợi dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên để “đầu cơ” (đăng ký trước khi chủ sở hữu thật sự đăng ký) xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu thực sự. Ngoài ra, việc “chiếm giữ quyền” (đăng ký xác lập quyền nhưng không (ý định) sử dụng hoặc cho phép người khác sử dụng) cũng xảy ra khá phổ biến đặc biệt trong lĩnh vực nhãn hiệu để ngăn chặn quyền sở hữu công nghiệp của các chủ thể khác. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 136 Luật SHTT năm 2009 được sửa đổi 2019 quy định: “Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu….. Trong trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều 95 của Luật này”. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 95 thì Nhãn hiệu chỉ bị chấm dứt hiệu khi không được sử dụng 5 năm liên tục bởi chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng nếu có yêu cầu chấm dứt hiệu lực. Do đó, nhãn hiệu sẽ không đương nhiên chấm dứt hiệu lực do không sử dụng liên tục quá 5 năm kể từ ngày cấp văn bằng bảo hộ mà chỉ có thể bị chấm dứt hiệu lực khi có yêu cầu của bên thứ ba. Chính ví lẽ đó, khi chủ thể khác muốn xác lập quyền của mình trong trường hợp này sẽ phải tiến hành thủ tục chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ đối với đối chứng trước khi có thể đạt được quyền sở hữu của mình – đây là một thủ tục tốn kém thời gian và tiền bạc để theo đuổi.

Do vậy, Luật Tiền Phong mạo muộn đưa ra lời khuyên với Quý độc giả để bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của mình, cá nhân, tổ chức nên đăng ký xác lập quyền đối với sản phẩm sở hữu trí tuệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền càng sớm càng tốt tránh phát sinh các tranh chấp không đáng có.

3.  Quyền ưu tiên (QUT)

Để đáp ứng nhu cầu toàn cầu hóa, Việt Nam hiện đã gia nhập và trở thành thành viên của nhiều Công ước, Hiệp định quốc tế song phương hoặc đa phương. Trong lĩnh vực SHTT cũng không ngoại lệ. Để đảm thống nhất giữa pháp luật quốc gia với Công ước Paris về sở hữu công nghiệp pháp luật hiện hành quy định về quyền ưu tiên như sau:

  • Người nộp đơn là công dân Việt Nam hoặc công dân của nước Thành viên của Công ước Paris hoặc cư trú, có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước Thành viên Công ước;
  • Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước Thành viên của Công ước Paris và đơn có chứa phần tương ứng với yêu cầu hưởng quyền ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu;
  • Đơn đăng ký được nộp trong thời hạn sau đây kể từ ngày nộp đơn đầu tiên: sáu tháng đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp hoặc đơn đăng ký nhãn hiệu, mười hai tháng đối với đơn đăng ký sáng chế;

Riêng với đơn đăng ký sáng chế yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Công ước PCT về sáng chế thì thời hạn nộp đơn là 31 tháng và nộp yêu cầu thẩm định nội dung là 42 tháng.

  • Trong đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, người nộp đơn có nêu rõ yêu cầu hưởng quyền ưu tiên và có nộp bản sao đơn đầu tiên nêu trên trong trường hợp nộp tại nước ngoài, trong đó có xác nhận của Cơ quan nhận đơn đầu tiên;
  • Nộp đủ lệ phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.
  • Đơn xác lập quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên không được phép gia hạn trừ trường hợp bất khả kháng mà chủ đơn cung cấp được các chứng cứ chứng minh.

Như vậy có thể hiểu rằng, khi nộp đơn đăng ký quyền sở hữu công nghiệp thì ngày nộp đơn/ngày ưu tiên sẽ là điều quan trọng nhất. Chủ thể nào nộp đơn đăng ký sớm nhất/có ngày ưu tiên sớm nhất thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ nếu đối tượng yêu cầu đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ.

Minh họa hưởng quyền ưu tiên theo Công ước Paris

Minh họa hưởng quyền ưu tiên theo Công ước Paris

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

>>> Bảo hộ bản quyền tác giả đối với bộ sưu tập ảnh

>>> Đăng ký bản quyền phần mềm quản lý như thế nào?

>>> Dịch vụ đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả

Trên đây là một số chia sẻ của Luật Tiền Phong về chủ đề thú vị này. Hy vọng đã mang tới thông tin hữu ích tới Quý độc giả quan tâm. Chúng tôi tiếp nhận các câu hỏi tại hotline 091 6162 618/ 0976 714 386 và email contact@luattienphong.vn. Các bạn vui lòng liên hệ để được chia sẻ hoặc tư vấn nhé.

=======================

CÔNG TY LUẬT TNHH TIỀN PHONG

Hotline: 091 616 2618/ 0976 714 386

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386