• Trụ sở chính: Tổ 10 Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • VPDG: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Email:  Contact@luattienphong.vn / Liendt@luattienphong.vn

Tư vấn xin giấy phép đào tạo nghề đầy đủ nhất (2024)

(Luật Tiền Phong) – Bên cạnh việc tổ chức đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng hay đào tạo nghề tại các trường trung cấp thì một trong nhu cầu thiết yếu hiện nay là các lớp đào tạo nghề nghiệp ngắn hạn được kể đến như: đào tạo kỹ năng quản lý doanh nghiệp; đào tạo nghề chăm sóc da, lái máy xúc; đào tạo nghề trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ địa không gian…

Theo đó, để các Doanh nghiệp, Viện nghiên cứu có thể thực hiện được việc đào tạo này thì cần thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Tư vấn xin giấy phép đào tạo nghề, kỹ năng của Công ty, Viện nghiên cứu

Tư vấn xin giấy phép đào tạo nghề, kỹ năng của Công ty, Viện nghiên cứu

Bài tư vấn có các nội dung chính sau:

–  Cơ sở pháp lý của thủ tục;

–  Hoạt động giáo dục nghề nghiệp là gì?

–  Quyền của tổ chức đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

–  Điều kiện thực hiện;

–  Hồ sơ cần có;

–  Trình tự thủ tục đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

–  Dịch vụ trọn gói của Luật Tiền Phong.

Cơ sở pháp lý:

–  Luật Giáo dục nghề nghiệp;

–  Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp;

–  Nghị định số số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

I. Hoạt động giáo dục nghề nghiệp là gì?

Luật giáo dục nghề nghiệp quy định:

–  Giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.

–  Đào tạo nghề nghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp.

Giáo dục nghề nghiệp được chia làm 3 trình động là sơ cấp, trung cấp và cao đẳng. Mục tiêu cụ thể đối với từng trình độ của giáo dục nghề nghiệp được quy định như sau:

–  Đào tạo trình độ sơ cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc đơn giản của một nghề;

–  Đào tạo trình độ trung cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ sơ cấp và thực hiện được một số công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm;

–  Đào tạo trình độ cao đẳng để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ trung cấp và giải quyết được các công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc, hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện công việc.

Quyền của Doanh nghiệp, Viện nghiên cứu khi đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp:

1.  Được tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên tại nơi làm việc của doanh nghiệp theo quy định sau đây:

–  Đối tượng đào tạo là người lao động làm việc tại doanh nghiệplao động khác có nhu cầu được đào tạo;

–  Chương trình đào tạo bao gồm: Chương trình đào tạo trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo thường xuyên: Chương trình đào tạo thường xuyên theo yêu cầu của người học; chương trình bồi dưỡng, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp; Chương trình đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề, tập nghề; Chương trình chuyển giao công nghệ; Chương trình đào tạo khác có thời gian đào tạo dưới 03 tháng;

–  Người dạy là nhà giáo hoặc nhà khoa học, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, nghệ nhân, người có tay nghề cao, nông dân sản xuất giỏi.

2.  Thỏa thuận với người học là người lao động của doanh nghiệp về mức tiền lương và phương thức trả lương trong thời gian đào tạo;

3.  Người học sau khi học hết chương trình đào tạo, nếu đạt yêu cầu thì được người đứng đầu doanh nghiệp cấp chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo. Chứng chỉ đào tạo phải ghi rõ nội dung và thời gian đào tạo;

4.  Được liên kết, phối hợp với các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp để tổ chức đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và các chương trình đào tạo thường xuyên theo quy định.

5.  Được tham gia đặt hàng đào tạo nghề nghiệp đối với các ngành, nghề ưu tiên cho phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước; được đặt hàng đào tạo với cơ sở giáo dục nghề nghiệp để đào tạo nhân lực cho doanh nghiệp ở các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

6.  Cử đại diện tham gia vào hội đồng trường cao đẳng, trường trung cấp công lập; hội đồng quản trị trường cao đẳng, trường trung cấp tư thục nếu lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp có liên quan đến ngành, nghề đào tạo của trường.

7.  Hỗ trợ cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; cấp học bổng cho học sinh, sinh viên của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

II.  Điều kiện đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

–  Có cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo sơ cấp. Diện tích phòng học lý thuyết, phòng, xưởng thực hành dùng cho học tập, giảng dạy bảo đảm ở mức bình quân ít nhất là 04 m2/chỗ học.

–  Có đủ chương trình, giáo trình đào tạo của từng nghề đăng ký hoạt động và phải được xây dựng, thẩm định, ban hành theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

–  Có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn , trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật; bảo đảm tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 25 học sinh/giáo viên; đối với các nghề yêu cầu về năng khiếu, bảo đảm tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 15 học sinh/giáo viên; có giáo viên cơ hữu cho nghề tổ chức đào tạo.

III.  Hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

–  Văn bản đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

–  Báo cáo đăng ký hoạt động GDNN. Trong đó phải có các nội dung giải trình điều kiện đảm bảo hoạt động giáo dục: về cơ sở vật chất; nhân sự; chương trình giảng dạy;

–  Đăng ký hoạt động doanh nghiệp, Viện nghiên cứu;

–  Điều lệ hoặc quy chế tổ chức hoạt động;

–  Hồ sơ chứng minh cơ sở vật về trụ sở hoạt động;

–  Hồ sơ chứng minh thiết bị, dụng cụ đào tạo: hợp đồng mua bán, hoá đơn;

–  Hồ sơ của giáo viên gồm: hợp đồng lao động, bằng cấp chuyên môn liên quan đến lĩnh vực đào tạo.

IV.  Trình tự thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

Bước 1: Nộp hồ sơ đến bộ phận một cửa hoặc scan hồ sơ nộp qua mạng

Bước 2: Chuyên viên tiếp nhận hồ sơ và thụ lý, sau khi nội dung hồ sơ được phê duyệt thì thực hiện bước 3

Bước 3: Chuyên viên tổ chức kiểm tra  trực tiếp cơ sở đào tạo

Bước 4: Cấp giấy phép hoạt động giáo dục nghề nghiệp

Thời gian thực hiện: 15 ngày làm việc

Cơ quan có thẩm quyền: Sở Lao động Thương binh và Xã hội nơi tổ chức đào tạo.

GIẤY PHÉP ĐÀO TẠO NGHỀ

V.  Dịch vụ của Luật Tiền Phong

–  Tư vấn pháp luật, hướng dẫn chuẩn bị tài liệu, hồ sơ cũng như hỗ trợ Khách hàng thực hiện thủ tục thay đổi chủ sở hữu và thủ tục đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

–  Hỗ trợ khách hàng soạn thảo và chuẩn bị toàn bộ hồ sơ theo quy định;

–  Đại diện cho Khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng như theo dõi quá trình xử lý hồ sơ từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

–  Đại diện khách hàng nhận kết quả và trao lại khách hàng

Trên đây là tư vấn các vấn đề pháp lý xung quanh thủ tục đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Qua đó bạn đọc sẽ hiểu được lĩnh vực đào tạo của đơn vị mình có ý nghĩa như nào và vì sao lại thuộc thẩm quyền của Sở Lao động Thương bình và Xã hội cấp phép chứ không phải Sở Giáo dục và Đào tạo.

Để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ thực hiện thủ tục trọn gói vui lòng liên hệ với Luật sư theo số 0916 162 618/ 0976 714 386 để được giải đáp.

=============================

CÔNG TY LUẬT TNHH TIỀN PHONG

Hotline: 0916 162 618/ 0976 714 386

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

 

 

Bình Luận

Vi phạm Luật Quảng cáo thực phẩm chức năng và xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng Luật sư Khúc Thị Quyên tư vấn

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0916 16 26 18 0976 714 386